SK Telecom tung Galaxy S25 giá 5 triệu để giữ khách khi phải đối mặt với làn sóng rời mạng sau sự cố hack thẻ SIM
Ngày 28-4, theo thông tin từ ngành viễn thông Hàn Quốc, SK Telecom (nhà mạng có số lượng thuê bao lớn nhất trong nước) đang ghi nhận tốc độ rời mạng tăng mạnh sau sự cố lộ thông tin USIM của khách hàng.

Cụ thể, chỉ riêng ngày 26-4, đã có 1665 thuê bao SKT chuyển sang các nhà mạng khác. Trong đó, 1280 người chuyển sang KT và 385 người chuyển sang LG Uplus. Nếu tính cả số lượng thuê bao chuyển sang các nhà mạng giá rẻ (알뜰폰), con số thực tế dự kiến còn cao hơn. Trước đây, SKT vốn có xu hướng sụt giảm thuê bao nhẹ theo thời gian do thị trường bão hòa. Tuy nhiên, lượng thuê bao rời mạng hiếm khi vượt quá 200 người/ngày. Việc ghi nhận hơn 1000 người rời mạng chỉ trong một ngày cho thấy rõ tác động trực tiếp từ sự cố hack dữ liệu USIM.
Cùng ngày, SKT bắt đầu triển khai dịch vụ đổi USIM miễn phí trên toàn quốc nhằm trấn an khách hàng. Tuy vậy, số lượng người yêu cầu chuyển mạng tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng nghẽn hệ thống. Trên các diễn đàn mạng, xuất hiện tin đồn rằng hệ thống xác nhận chuyển mạng của SKT bị lỗi và ngưng hoạt động. SKT ngay lập tức phủ nhận thông tin này, cho biết không có lỗi hệ thống, nhưng thừa nhận tổng đài chăm sóc khách hàng đang quá tải vì lượng cuộc gọi yêu cầu đổi USIM và chuyển mạng tăng đột ngột.
Để ngăn chặn đà sụt giảm, SKT đã triển khai các chương trình hỗ trợ mạnh tay. Theo giới kinh doanh di động, khách hàng từ nhà mạng khác chuyển sang SKT hiện có thể mua Galaxy S25, mẫu flagship mới nhất của Samsung với giá chỉ khoảng 5 vạn won (gần 5 triệu đồng), hoàn tất thanh toán trong một lần. Một số cửa hàng còn quảng cáo Galaxy S25 dưới dạng “điện thoại miễn phí” để thúc đẩy việc chuyển mạng. Ngoài ra, đã xuất hiện chỉ đạo nội bộ yêu cầu các đại lý ưu tiên sử dụng thẻ SIM mới cho khách hàng mở số mới thay vì phục vụ khách hàng đến đổi SIM, dẫn đến làn sóng phàn nàn trong cộng đồng người dùng SKT.

Trước những phản ánh về tình trạng "trợ giá quá mức" và việc phân bổ thẻ SIM bất hợp lý, Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc (방송통신위원회) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Cơ quan này khẳng định Luật Cải cách cơ cấu phân phối điện thoại di động (단통법) vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng 7 và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Bình luận 0

Tin tức
Sau tai nạn thương tâm của một lao động bất hợp pháp người Việt, Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (KCTU) Kêu Gọi Quyền Lưu Trú Cho Người Di Cư Bất Hợp Pháp Tại Hàn Quốc

Sau sự kiện tranh thủ Selfile cùng ca sĩ của giám đốc Hanwha Ocean Geoje, Công đoàn chính thức khởi kiện Hanwha Ocean vì tai nạn lao động nghiêm trọng

Cư Dân Khu Phi Quân Sự DMZ Khổ Sở Vì Loa Phát Thanh từ Triều Tiên, Chỉ Trích Các Nhóm Người Đào Tẩu

Tranh Cãi về Cuốn Sách The Vegetarian của nhà văn đoạt giải Nobel văn chương Han Kang: Có Nên Cấm Trong Thư Viện Trường Học?

Vụ Tai Nạn Lái Xe Khi Say Rượu và Hoạt Động Kinh Doanh Bất Hợp Pháp của Con Gái Cựu Tổng Thống Moon Jae-in – Đằng Sau Những Lời Xin Lỗi Là Gì?

Khoảng 5,000 quân Triều Tiên đang được triển khai tại Nga: Có thể đối đầu với Ukraine từ tuần này

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa đối mặt với bỏ phiếu bãi nhiệm khi bất đồng nội bộ ngày càng nghiêm trọng

CEO Adidas Korea bị chỉ trích vì nói tiếng Anh tại Quốc hội dù thông thạo tiếng Hàn - Mọi việc có đang đi quá xa hay không?

Các đảng đối lập biểu tình ngoài trời phản đối tổng thống và phu nhân

Hơn 300,000 pháp sư ở Hàn Quốc - Một cộng đồng vô hình

Hai chị em người Hàn Quốc gặp nhau lần đầu sau 39 năm chia cắt

Xung Đột Giữa Các Thế Hệ: Sự Ác Cảm Đối Với Người Già Tại Hàn Quốc

Giám Đốc Adidas Hàn Quốc Bị Chỉ Trích Vì Thái Độ Trong Cuộc Điều Tra

Đảo Phú Quốc nằm trong danh sách những điểm đến du lịch phổ biến nhất năm 2025 đối với người Hàn Quốc

Drama Trong Thế Giới Giải Trí: Jessi Lên Tiếng Xin Lỗi Sau Vụ Tấn Công Người Hâm Mộ!
