SEOUL LÊN PHƯƠNG ÁN CHO VIỆC TUYỂN DỤNG BẢO MẪU NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Chính quyển Seoul vào thứ tư ngày 19 tháng 7 năm 2023 đã có buổi họp nhằm thảo luận về việc chấp nhận cho việc thực hiện sử dụng bảo mẫu người nước ngoài như là một trong những biện pháp đối phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm, đồng thời xem xét và kiểm tra các trường hợp tương tự ở nước ngoài về việc tuyển dụng bảo mẫu người nước ngoài nhằm học hỏi và chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Seoul.
Thị trưởng đương quyền Oh Se Hoon của Seoul coi đây là một trong những kế hoạch quan trọng của mình, và ông mong muốn sẽ tiến hành thử kiệm kế hoạch này trong vòng năm nay.
Hiện tỷ lệ sinh của thành phố Seoul sẽ rơi xuống mức thấp nhất lịch sử là 0.59 bé trên mỗi phụ nữ.
Theo giáo sư Kim Hyun Cheol thuộc khoa kinh tế và chính sách công của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong (Hong Kong University of Science and Technology) đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và tình hình của chủ đề này tại Hong Kong.
Theo ông Kim Hyun Cheol Hong Kong bắt đầu chính sách tuyển dụng bảo mẫu nước ngoài từ những năm 1990, tổng số bảo mẫu nước ngoài tăng mạnh 4.6 lần : từ 70,335 người lên 338,189 người vào năm ngoái.
Bảo mẫu nước ngoài chủ yếu đến từ Philippines (56.2%) và Indonesia (41.4%)
Trong khoảng thời gian năm 1978 đến 2006, Hong Kong chứng kiến sự tăng tưởng của phụ nữ có con dưới 5 tuổi tham gia vào lực lượng lao động.
Tuy nhiên chính sách này có thể giải quyết được vấn đề tỷ lệ sinh thấp hay không thì chưa có chứng minh cụ thể, và theo giáo sư Kim để những hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu của Hàn Quốc có thể hưởng lợi từ chính sách này thì lương bảo mẫu phải dao động trong khoảng 1,000,000 won.
Nhiều chuyên gia cũng đồng ý là nên tập trung vào những giải pháp thiết thực cho nhóm lao động chăm sóc trẻ em hơn thay vì chỉ tập trung vào phương án mang nguồn nhân lực giá rẻ vào.
Theo Statistics Korea thì nhóm lao động chăm sóc trẻ em của Hàn quốc đang giảm mạnh từ 186,000 người năm 2016 xuống 114,000 người năm 2022.
Giáo sư Kim Hyeon Cheol cũng nhấn mạnh rằng cần quan tâm đến vấn đề sau khi lao động nước ngoài đến Hàn Quốc, họ không hài lòng với thu nhập thì sẽ bỏ việc để tìm việc khác.
Kim Ah Reum thuộc Viện nghiên cứu chăm sóc và giáo dục trẻ em Hàn Quốc (Korea Institute of Child Care and Education) đồng ý với ý kiến của giáo sư Kim Hyeon Cheol, lĩnh vực chăm sóc trẻ em đang tăng trưởng mạnh tại Hàn Quốc với nỗ lực của các công ty tư nhân và nền tảng tuyển dụng người giúp việc (housekeeper recruitment platfom)
Ahn Hyun Chan cũng thuộc viện nghiên cứu trên đã trình bày bài nghiên cứu so sánh chính sách giữa Hong Kong, Singapore, Canada, Đức và Nhật Bản. Các quốc gia này yêu cầu người tuyển dụng phải cung cấp chỗ ở cùng hoặc riêng cho người lao động, thì liệu chính sách này có thể áp dụng ở Seoul hay không? Do giá nhà ở đây đang ở mức rất cao.
Có nhiều trường hợp người giúp việc bị đối xử kém và vi phạm những vấn đề nhân quyền nên Ahn Hyun Chan đề nghị cần phải có biện pháp nhằm bảo vệ người lao động nước ngoài.
Bình luận 0

Tin tức
Tòa án Hàn Quốc hủy bỏ lệnh giam giữ Tổng thống Yoon

Từ du học, kết hôn… trở thành tội phạm Ma Túy: Bí Mật Đằng Sau Vụ Bắt Giữ Hàng Loạt Người Việt Tại Hàn Quốc

Hàn Quốc Xem Xét Thị Thực Mới: Mở Rộng Cơ Hội Cho Nhân Tài Nước Ngoài
YORI mở rộng tầm ảnh hưởng của ẩm thực Hàn Quốc tại châu Âu thông qua hợp tác trong ngành

Lý do 97% sinh viên y khoa từ khóa 2024 trở đi tại Hàn Quốc tạm nghỉ học

Lý do 97% sinh viên y khoa từ khóa 2024 trở đi tại Hàn Quốc tạm nghỉ học

Mẹ bỏ thi thể trẻ sơ sinh vào vali sau khi bé qua đời… Bỏ mặc suốt 4 năm đến khi chỉ còn bộ xương

Phóng viên MBC là người Trung Quốc? Trước những thông tin sai sự thật không ngừng, MBC tuyên bố sẽ có hành động pháp lý

Năm ngoái, mỗi người dân Hàn Quốc tiêu thụ 30kg thịt lợn… “Ưa chuộng thịt ba chỉ”

Sinh viên trường Y Đại học Yonsei bị nghi ngờ bị ép tham gia nghỉ học… Cảnh sát vào cuộc điều tra

Khai giảng chỉ còn một ngày... nhưng 1/4 trường y trên toàn quốc không có sinh viên đăng ký học

"Những phiên bản của Địa ngục": Trò chơi Con mực và các trung tâm dành cho người vô gia cư trong lịch sử Hàn Quốc
