Phóng viên lần lượt nhập viện tâm thần, đài CBS Gwangju đang đối mặt cáo buộc quấy rối nghiêm trọng tại nơi làm việc

Ngày 14/4, nhiều phóng viên thuộc đài truyền hình CBS Gwangju (Hàn Quốc) đã tố cáo công khai về hành vi lạm dụng quyền lực và quấy rối tại nơi làm việc từ một số lãnh đạo, khiến một số người phải điều trị tâm thần vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Theo thông báo từ Chi hội Gwangju, Công đoàn toàn quốc ngành Báo chí CBS, tổ chức này đã gửi đơn yêu cầu thanh tra đến trụ sở chính, đề nghị làm rõ hàng loạt cáo buộc nghiêm trọng đối với ông A - đại diện CBS Gwangju, ông B - cựu giám đốc sản xuất – biên tập và ông C - giám đốc sản xuất, biên tập hiện tại.
Theo lời tố cáo, ông A khi còn giữ vị trí giám đốc sản xuất đã xé bài viết in ra rồi ném vào mặt phóng viên, vì cho rằng cỡ chữ quá nhỏ. Trước đó, ông này cũng từng viết bài quảng bá cho một ứng viên chính trị nổi bật rồi yêu cầu đăng dưới tên phóng viên khác, vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề báo.
Trong khi đó, ông B bị cáo buộc yêu cầu một phóng viên thực hiện việc “chạy chọt” giúp người thân được thăng chức tại một cơ quan hành chính địa phương vào tháng 9/2021. Người phóng viên đã trực tiếp gặp các lãnh đạo địa phương để truyền đạt nội dung "gợi ý" này và báo cáo lại quá trình cho ông B. Ngoài ra, ông này còn được cho là đã yêu cầu xin giấy phép tạm thời cho một nhà thờ chưa đủ điều kiện hoàn công, vụ việc xảy ra không lâu sau thảm kịch sập tòa nhà tại quận Hakdong, khiến 9 người thiệt mạng.
Cũng trong tố cáo, ông C bị cho là yêu cầu phóng viên trẻ thực hiện phỏng vấn và viết bài nhưng lại xuất bản dưới tên của mình, vi phạm đạo đức báo chí. Ngoài ra, ông còn nhiều lần gọi phóng viên tham gia các buổi tiệc rượu, kéo đến hát karaoke chung, gây khó chịu cho người tham dự.
Trước các hành vi bị tố cáo, một số nhà báo đã được chẩn đoán mắc trầm cảm và phải điều trị chuyên khoa tâm thần từ năm ngoái. Các phóng viên cho biết họ đã “bị chà đạp nhân phẩm suốt hơn 10 năm qua nhưng không dám lên tiếng vì sợ hãi”, đồng thời kêu gọi chấm dứt vòng xoáy bạo lực và quấy rối trong môi trường làm việc. Ngày 14/4, các thành viên của Công đoàn CBS Gwangju tiếp tục tổ chức biểu tình bằng biểu ngữ tại trụ sở chính của CBS ở Seoul, yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc và đưa ra các biện pháp ngăn chặn tái diễn.
Trước cáo buộc, ông A từ chối trả lời báo chí, cho biết “chưa phải là thời điểm hay vị trí thích hợp để lên tiếng”. Ông B xác nhận “có nhờ phóng viên truyền đạt kiến nghị của công ty đến cơ quan chức năng, nhưng không phải vấn đề cá nhân”, đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối nếu điều đó gây tổn thương cho người khác. Trong khi đó, ông C khẳng định “chưa từng thực hiện hành vi lạm dụng nào” và “chưa được thông báo chính thức về cáo buộc từ phía công ty nên chưa thể đưa ra bình luận”.
Vụ việc vẫn đang được tiến hành làm rõ, KimChiNha sẽ cập nhật ngay khi nhận thông tin.
Bình luận 0

Tin tức
Trường Đại học nào ở Hàn Quốc có nhiều du học sinh nhất?

Công an xã giúp du khách Hàn Quốc đi lạc đoàn tụ gia đình

Thái “vượt” Việt Nam thành quốc gia có lượng người cư trú bất hợp pháp nhiều nhất tại Hàn Quốc

Du học sinh Việt Nam tạo dấu ấn tại chợ truyền thống Sokcho trong bối cảnh thiếu hụt lao động bản xứ

Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Xác định quốc tịch của các nạn nhân nước ngoài

Số lượng sinh viên quốc tế tại khu vực thủ đô Seoul và các thành phố giáp ranh đang tăng mạnh 📈

Vượt Kim Ji Won, Kim Soo Hyun là tài năng được yêu thích nhất Hàn Quốc

Lượng khách du lịch Thái Lan đến Hàn Quốc có xu hướng giảm khiến Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á có lượng khách du lịch đến Hàn Quốc cao nhất

Khám phá xu hướng thực phẩm toàn cầu qua “Seoul Food 2024”

SEVENTEEN được UNESCO bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí cho giới trẻ

Mì ăn liền Hàn Quốc bị thu hồi vì quá... cay?

Bí mật đội tuyển quốc gia bóng đá Bắc Hàn

Phòng tập gym ở Incheon “Cấm Ajuma”

Seoul được vinh danh là thành phố tốt thứ 9 thế giới để khởi nghiệp

Vietjet tăng chuyến bay Nha Trang – Busan (Hàn Quốc)
