Người trẻ Hàn Quốc cắt giảm chi tiêu vì lạm phát
Nhiều người trẻ Hàn Quốc hiện không còn mua sắm túi xách, giầy dép hay quần áo hàng hiệu dù từng “phát cuồng” với chúng vài năm trước.
Sống một mình tại quận Gangnam, Seoul, Chung Ah Reum cũng không còn thích omakase (loại hình ẩm thực đắt đỏ phong cách Nhật Bản) như trước. Cô gái hơn 30 tuổi thừa nhận đã tránh xa phong cách chi tiêu xa hoa, phóng túng do đối mặt với chi phí sinh hoạt cao.
"Tôi nhận ra cần tiết kiệm để trả tiền thuê nhà, sinh hoạt phí và tiết kiệm", nữ nhân viên văn phòng nói.

Những câu chuyện như của Chung đại diện cho sự thay đổi trong mô hình chi tiêu của thế hệ MZ (Millennial và Gen Z, sinh từ đầu 1980 đến đầu 2010). Trước đây, họ theo đuổi văn hóa "flex" (khoe khoang), thể hiện sự giàu có, thành công và đồ hiệu ở nơi công cộng. Dù vậy, lạm phát hiện tại đang phủ bóng lên tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc.
Chỉ số giá tiêu dùng Hàn Quốc đã tăng hơn 3% trong hai tháng liên tiếp kể từ tháng 2. Mọi người cảm nhận rõ rệt giá nông sản, chăn nuôi, thủy sản, nhu yếu phẩm hàng ngày tăng cao. Biến động chính trị thế giới, tỷ giá ngoại tệ và và chi phí năng lượng dự kiến tăng sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát.
Trong bối cảnh đó, thế hệ MZ đang cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm, đồ uống cũng như quần áo, mua sắm khác. Theo phân tích mẫu chi tiêu một triệu người tiêu dùng của dịch vụ quản lý tài chính Bank Salad, những người trong độ tuổi 20 chi 169 tỷ won cho thực phẩm trong tháng 2, giảm 21,8% so với năm 2023. Đối với những người trong độ tuổi 30, chi tiêu cho thực phẩm giảm 24,2%. Liên quan đến quần áo và mua sắm, chi tiêu trong độ tuổi 20 giảm 14,5% còn trong độ tuổi 30 giảm 17%.
Do chi phí sinh hoạt tăng, người trẻ cũng tìm kiếm công việc làm thêm. Theo báo cáo của ngân hàng Shinhan Bank, 16,9% người làm công ăn lương cho biết họ có nghề tay trái. Hơn một nửa trong số những người dưới 10 năm kinh nghiệm quan tâm đến tìm việc phụ. Khi được hỏi lý do, 61,9% nhắc đến áp lực kinh tế.
Bình luận 0

Tin tức
Park Dan: "Việc đóng băng chỉ tiêu tuyển sinh trường y năm 2026 chỉ là cách che đậy vấn đề và kêu gọi trở lại"

Nếu Jeonju và Wanju sáp nhập, tòa thị chính hợp nhất sẽ được xây dựng tại Wanju
Các công ty dược đột ngột rút lui khỏi việc bán thực phẩm chức năng 3.000 won tại Daiso... Lý do Ủy ban Thương mại Công bằng vào cuộc là gì?

Nam ca sĩ Wheesung qua đời ở tuổi 43: Một tài năng ra đi để lại tiếc nuối

Dịch vụ “Hộ tống An toàn đến Bệnh viện” của Seoul nâng cấp từ 2 lần/tuần lên 10 lần/tháng

Dịch vụ Hộ tống An toàn đến Bệnh viện của Seoul được sử dụng 45.000 lần trong 3 năm với tỷ lệ hài lòng 93%

APEC thúc đẩy các cuộc thảo luận về hợp tác y tế trong tương lai

Nạn Nhân Vụ Máy Bay Tiêm Kích Ném Bom Nhầm Được Miễn/Hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự

Học Sinh Tiểu Học 9 Tuổi Hô Hấp Nhân Tạo Cứu Mẹ Thoát Khỏi Cơn Nguy Kịch

Máy bay Vietjet hạ cánh khẩn cấp tại Jeju do lỗi kỹ thuật, không có thương vong

Tỷ lệ ly hôn ở Hàn cao nhất châu Á?

Cập nhật Luật Lao động Hàn Quốc 2025: Hướng dẫn cho các nhà tuyển dụng nước ngoài về những thay đổi quan trọng trong bối cảnh pháp lý

Hàn Quốc đề nghị đóng băng số lượng sinh viên y khoa để giải quyết tranh chấp kéo dài 13 tháng
Ung thư vú phổ biến nhất ở phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 40. Không sờ thấy và không đau... Phát hiện sớm tốt nhất bằng cách nào?
Các nhà khoa học đã tiến gần đến mức nào trong việc sản xuất máu nhân tạo?
:max_bytes(150000):strip_icc()/VWH-GettyImages-482145647-895b57efd44d431185f7d0bc88613187.jpg?thumbnail)