Kỷ lục buồn tại Hàn Quốc: Gần 200.000 hộ kinh doanh đóng cửa chỉ trong vòng một tháng

Tình trạng “lạm phát bữa trưa” tại Hàn Quốc đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đến mức nhiều người dân buộc phải bỏ bữa để tiết kiệm chi tiêu. Điều này phản ánh rõ mức độ khó khăn trong đời sống thường nhật của người dân và các hộ kinh doanh nhỏ.
Jeon Sae-mi, 30 tuổi, chia sẻ rằng cô và chồng thường xuyên canh giờ trên ứng dụng “Lucky Meal” để tranh mua suất ăn giảm giá 50% – phần lớn là thực phẩm cận ngày hết hạn. Ứng dụng này là cầu nối giữa người tiêu dùng và các nhà hàng, quán cà phê hoặc tiệm bánh muốn thanh lý hàng tồn kho. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận thực phẩm giá rẻ, trong khi các cửa hàng cũng giảm được lượng rác thải thực phẩm.
Một chủ tiệm bánh ở Seoul cho biết: “Nhờ bán sản phẩm cận date qua ứng dụng, chúng tôi vừa tránh lãng phí, vừa thu hút thêm khách hàng mới.” Cùng lúc đó, những ứng dụng hỗ trợ tiết kiệm chi tiêu như Rife – cung cấp gói cà phê định kỳ với giá khoảng 40.000 won/tháng – cũng đang trở nên phổ biến.
Các quán cà phê nhỏ cho biết khách sử dụng Rife giúp duy trì doanh thu trong cả những khung giờ vắng khách. Tuy nhiên, đằng sau làn sóng tiết kiệm này là bức tranh ảm đạm của nền kinh tế. Chỉ trong vòng hai tháng đầu năm 2025, gần 200.000 hộ kinh doanh nhỏ tại Hàn Quốc đã phải đóng cửa. Tính riêng tháng 1, số lượng người kinh doanh tự do giảm xuống còn 5,5 triệu – mức thấp nhất trong hai năm qua.
Các mô hình kinh doanh mới đang xoay xở để thích nghi với thói quen tiêu dùng của thế hệ trẻ như Jeon – những người vừa giỏi công nghệ, vừa buộc phải chi tiêu thận trọng. Trong số hơn 100.000 người đã từng sử dụng Lucky Meal, gần 70% thuộc nhóm này. “Mỗi cơ hội để tiết kiệm đều rất quý giá”, Choi – một nghiên cứu sinh tại Seoul – chia sẻ. Trong bối cảnh lạm phát leo thang, giá cả thực phẩm tại Hàn Quốc không ngừng tăng. Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn như BGF Retail và GS Retail đều thừa nhận không thể tránh khỏi việc tăng giá bán lẻ. Ví dụ, hộp cơm thịt heo cốt lết của thương hiệu CU giờ đây có giá tới 6.900 won – vượt xa mức kỳ vọng dưới 5.000 won của phần lớn người tiêu dùng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng giá nguyên liệu tăng cao đang gây áp lực lớn lên các nhà cung cấp và hệ thống nhượng quyền. Nhiều doanh nghiệp không còn khả năng duy trì mức giá cũ. Xu hướng “lạm phát bữa trưa” cũng không chỉ dừng ở Hàn Quốc.
Tại Nhật Bản, người lao động văn phòng đang ngày càng siết chặt chi tiêu. Khảo sát của Lendex cho thấy gần 50% nhân viên chỉ dám chi dưới 500 yen/ngày cho bữa trưa. Gần 70% trong một khảo sát khác của Edenred thậm chí còn từ bỏ các món ăn yêu thích chỉ để tiết kiệm.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang toàn cầu, những xu hướng này có thể chỉ là khởi đầu cho một giai đoạn khó khăn dài hơi đối với các hộ kinh doanh và người tiêu dùng.
Bình luận 0

Tin tức
Hàn Quốc Siết Chặt Điều Kiện Nhận Trợ Cấp, Ai Sẽ Bị Loại?

Cầu đi Triều Tiên đóng cửa đúng mùa cấy: Quân đội Hàn bị chỉ trích vì “quên” người nông dân

Hơn một nửa dân số Hàn Quốc rơi vào trạng thái uất ức kéo dài

Bắt giam khẩn cấp người đàn ông Lái Rolls-Royce sau khi dùng ma túy, gây tai nạn rồi bỏ trốn

Nam thanh niên đột nhiên vung hung khí tấn công người đi đường ở Seoul

Chi hàng chục triệu won nghỉ dưỡng sau sinh, sản phụ vẫn phải ăn cơm nấu ở bếp “chui”

Khoảng 2.000 sinh viên y trở lại lớp học, hơn 10.000 người khác chính thức bị lưu ban

Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?

Nếu trang trại nuôi chó đóng cửa thì những con chó ở đó sẽ ra sao?

Vứt găng tay cao su vào túi rác theo khối lượng sẽ bị phạt tiền?

Mâu thuẫn khi uống rượu dẫn đến án mạng : Người Việt bị bắt vì đâm chết đồng hương tại Jangheung, Hàn Quốc

Hơn 22,000 người Việt đổ xô thi tuyển sang Hàn Quốc: "Lương cao gấp 4 lần tại quê nhà"

Đến Hàn Quốc, ghé cửa hàng tiện lợi CU, GS25, 7-Eleven đã trở thành “nghi thức” của du khách quốc tế

⚡️Cá Voi Mắc Lưới Bị Đem Đi Bán Hợp Pháp, Lỗ Hổng Luật Hay May Mắn Ngư Dân?

Công dân Hàn Quốc được giải thoát an toàn ba ngày sau khi bị bắt cóc tại Philippines
