Hàn Quốc tuyên bố không liên minh với Trung và Nhật để đối đầu Mỹ mà lựa chọn con đường này

Trước làn sóng căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng sau chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hàn Quốc đã chính thức khẳng định sẽ không liên minh với Trung Quốc và Nhật Bản để phản đối Mỹ, mà thay vào đó sẽ ưu tiên đàm phán song phương.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài CNN tối 8/4 (giờ Hàn Quốc), Thủ tướng kiêm Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo tuyên bố rõ “Chúng tôi sẽ không chọn con đường liên minh với Trung Quốc hay Nhật Bản để đối đầu với Mỹ về vấn đề thuế.”
Trả lời câu hỏi về khả năng Hàn Quốc hợp tác với các nước láng giềng bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới để tạo một mặt trận thống nhất, ông Han khẳng định điều đó không có lợi cho Seoul, đồng thời cảnh báo việc "phản công tập thể" như vậy có thể làm tổn hại đến thương mại toàn cầu và "không mang lại hiệu quả như mong muốn".
Những phát biểu này nhằm làm rõ lo ngại trong giới chính trị Mỹ sau cuộc họp bộ trưởng kinh tế ba bên Hàn - Trung - Nhật ngày 30/3 tại Seoul. Trong sự kiện này, ba bên đã chụp ảnh chung và thảo luận về hợp tác thương mại, bao gồm khả năng khởi động lại đàm phán FTA ba bên.
Một số nghị sĩ Mỹ cho rằng điều này có thể là dấu hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản ngả về Trung Quốc trong bối cảnh chịu sức ép từ thuế của Mỹ. Tuy nhiên, ông Han bác bỏ: “Đó là cuộc họp thường kỳ cấp bộ trưởng, không có tính chất đặc biệt. Đây là thông lệ giữa ba nước trong khuôn khổ đối thoại thương mại khu vực.”
Quyền Tổng thống Han nhấn mạnh rằng liên minh Hàn - Mỹ vẫn rất bền chặt và mục tiêu của Seoul là đàm phán trực tiếp với Washington để giải quyết tranh chấp thương mại hiện tại. Chỉ 5 tiếng sau buổi phỏng vấn, ông Han đã điện đàm với Tổng thống Trump, trao đổi về các vấn đề then chốt bao gồm: Chính sách thuế mới mà Mỹ áp lên hàng hóa Hàn Quốc, hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng.
Về việc Mỹ đánh thuế 25% lên một số sản phẩm từ Hàn Quốc, ông Han cho biết ông “lấy làm tiếc” và thừa nhận rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc cần chuẩn bị tinh thần cho tác động kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lạc quan rằng Hàn Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận trước khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát.
Phản ứng của Hàn Quốc cho thấy nước này đang áp dụng chiến lược "cân bằng khéo léo" trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung – Nhật. Dù có quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với cả Bắc Kinh và Tokyo, nhưng Seoul vẫn ưu tiên bảo vệ liên minh an ninh và thương mại then chốt với Mỹ.
Lựa chọn thương lượng, thay vì đối đầu, có thể giúp Hàn Quốc giảm thiểu rủi ro thương mại và giữ ổn định kinh tế trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.
Bình luận 0

Tin tức
Lượng khách du lịch Thái Lan đến Hàn Quốc có xu hướng giảm khiến Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á có lượng khách du lịch đến Hàn Quốc cao nhất

Khám phá xu hướng thực phẩm toàn cầu qua “Seoul Food 2024”

SEVENTEEN được UNESCO bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí cho giới trẻ

Mì ăn liền Hàn Quốc bị thu hồi vì quá... cay?

Bí mật đội tuyển quốc gia bóng đá Bắc Hàn

Phòng tập gym ở Incheon “Cấm Ajuma”

Seoul được vinh danh là thành phố tốt thứ 9 thế giới để khởi nghiệp

Vietjet tăng chuyến bay Nha Trang – Busan (Hàn Quốc)

Xuất khẩu mì tôm tăng 34,4% lên 378 triệu USD trong quý 1/2024

Hàn Quốc phê duyệt dự án thăm dò trữ lượng dầu khí tiềm năng

Kakao Friends ra mắt tại thị trường Việt Nam

Đáp trả Triều Tiên thả bóng bay chở rác, Hàn Quốc đình chỉ hiệp ước quân sự

Lao động Việt ở Hàn Quốc 'thắt lưng buộc bụng' vì lạm phát

Hàn Quốc rộ xu hướng 'chia tay an toàn' sau loạt vụ sát hại người yêu cũ

Hàn Quốc làm nóng đường đua chip với gói hỗ trợ 19 tỉ USD
