Hàn Quốc công bố chiến lược đổi mới xuất khẩu thực phẩm

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định mở rộng mục tiêu xuất khẩu thực phẩm nông sản lên 13,5 tỷ USD trong năm nay, và 23 tỷ USD vào năm 2027.
Ngày 20/2, Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) đã công bố “Chiến lược đổi mới xuất khẩu K-Food+” bao gồm cả nội dung trên, nhằm thúc đẩy K-Food+ trở thành ngành chiến lược xuất khẩu dẫn đầu thị trường toàn cầu.
K-Food+ bao gồm các ngành công nghiệp thượng hạ nguồn liên quan đến thực phẩm nông sản, trang trại thông minh, thiết bị nông nghiệp và thức ăn cho vật nuôi.
Trong chiến lược lần này, MAFRA đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu K-Food+ đạt 13,5 tỷ USD trong năm nay, và 23 tỷ USD vào năm 2027, với tầm nhìn “K-Food+ nhảy vọt trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu chiến lược hàng đầu”.
Đầu tiên là cải tiến cơ cấu và thể chế xuất khẩu. Cụ thể, MAFRA sẽ xây dựng hệ thống hậu cần chuyên biệt cho các sản phẩm nông nghiệp tươi sống trên tất cả các khâu xuất khẩu, từ địa điểm bán hàng trong nước đến nước ngoài, đồng thời mở rộng chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) ở nước ngoài, hiện đang hỗ trợ tại 6 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Pháp,... lên 12 quốc gia vào năm 2027.
Tiếp đó, MAFRA có kế hoạch mở rộng hỗ trợ sử dụng các trung tâm hậu cần ở nước ngoài, tập trung vào các sân bay và bến cảng nằm trong top 20 thế giới như Hamburg (Đức) hay Chicago (Mỹ), và khi xuất khẩu nông sản tươi, các thủ tục thông quan như kiểm tra an ninh sẽ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng hệ thống thông quan sân bay nhanh chóng.
Chính phủ nước này cũng sẽ đẩy mạnh việc mở rộng lãnh thổ xuất khẩu của K-Food+. Theo đó, để khai thác 3 thị trường mới bao gồm Trung Đông, Trung Nam Mỹ và Ấn Độ, Bộ sẽ tăng cường việc tiếp thị ở các khu vực này như tổ chức “Hội chợ thực phẩm Hàn Quốc”, và cũng hỗ trợ tích cực cho việc thâm nhập vào thị trường Halal như mở rộng quốc gia ký kết Hiệp định công nhận lẫn nhau chứng nhận Halal từ 7 lên 9 nước.
Ngoài ra, thông qua hợp tác với các bộ ngành khác, MAFRA sẽ mở rộng hoạt động tiếp thị dựa vào sức ảnh hưởng của làn sóng Hallyu, và tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu mới trực tuyến. Cụ thể, MAFRA có kế hoạch quảng bá cho các sản phẩm xuất khẩu ưu việt bằng cách sử dụng nội dung Hallyu như phim truyền hình,... thông qua sự phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc (MCST), và lắp đặt một trung tâm quảng bá ở nước ngoài liên kết với bộ máy chính phủ trong nước đặt tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Thêm vào đó, số quốc gia đăng ký thương hiệu logo “K-Food” dự kiến sẽ được mở rộng lên 55 quốc gia trong năm nay. Logo K-Food chứng nhận rằng thực phẩm được sản xuất và chế tạo tại Hàn Quốc, và tính đến năm ngoái, việc đăng ký thương hiệu đã được hoàn tất tại 48 quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản và Úc.
Bộ trưởng MAFRA bà Song Mi-ryung cho biết: “Chúng tôi sẽ tận dụng cơn sốt thực phẩm Hàn Quốc, và khối lượng thương mại toàn cầu đang phục hồi để đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm nay, tập trung năng lực chính sách, cũng như tăng cường hợp tác giữa các bộ ngành và tư nhân để K-Food+ có thể trở thành ngành xuất khẩu chủ lực trong trung và dài hạn”.
[email protected]
Bình luận 0

Tin tức
SỰ KIỆN “QUẢNG TRƯỜNG ĐỌC SÁCH SEOUL”

CHƯƠNG TRÌNH NẤU MÓN ĂN ĐÔNG NAM Á TẠI BUSAN

THAM GIA TOUR ĐI BỘ Ở YEONG DO (BUSAN) MIỄN PHÍ CÀ PHÊ VÀ ĂN TRƯA

Đừng hoảng sợ khi tự nhiên bạn bị báo phải nộp tiền phạt

TỔNG HỢP CÁC QUÁN OMAKASE GIÁ RẺ NHƯNG VẪN SANG CHẢNH TẠI SEOUL

NAVER WEBTOON MỞ POP-UP STORE TẠI YEOUIDO

HƠN 80% NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HÀI LÒNG VỚI CUỘC SỐNG TẠI HÀN QUỐC

7 TRONG SỐ 10 NGƯỜI HÀN PHẢN ĐỐI NHẬT XẢ NƯỚC TỪ NHÁ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN

NHỮNG SỰ KIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG THÁNG 9 CỦA THÀNH PHỐ BUSAN

THÀNH PHỐ BUSAN : CHƯƠNG TRÌNH OCEAN HEALING 2023
THÀNH PHỐ BUSAN : CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN THÚ CƯNG MIỄN PHÍ
CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ THAO CỘNG ĐỒNG TẠI SEOUL MÙA THU NĂM 2023

XE BUS CHẠY TRÊN SÔNG SẼ ĐƯỢC BẮT ĐẦU VẬN HÀNH TẠI SÔNG HÀN SEOUL TỪ THÁNG 9 NĂM 2024

Những địa chỉ mua đồ secondhand uy tín tại Hàn Quốc

SINH VIÊN VIỆT NAM CHIẾM GẦN 24% LƯỢNG SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC
