Kim chi nha

Hàn Quốc đang chứng kiến tỷ lệ sinh mổ tăng kỷ lục

M
nyanchan
2025.05.05 Thích 0 Lượt xem 1767 Bình luận 0

Khi Lee, 33 tuổi, lập kế hoạch sinh con đầu lòng, cô không có bất kỳ biến chứng y tế nào, không có nguy cơ được biết trước, cũng không có tiền sử gia đình gặp khó khăn khi sinh nở. Tuy nhiên, cô đã quyết định từ đầu: đứa con đầu tiên của cô sẽ được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.

 

“Các bà mẹ xung quanh tôi đều chọn sinh mổ vì sinh thường rất đau. Người ta nói đó là quyền lựa chọn. Nếu sinh thường thì hồi phục nhanh hơn, nhưng sinh mổ thì ít đau hơn lúc đó, dù hồi phục sẽ chậm hơn.”

 

Quyết định của Lee phản ánh một xu hướng ngày càng phổ biến ở Hàn Quốc, nơi mà sinh mổ – từng là biện pháp y tế chỉ dùng khi cần thiết – giờ đây đang dần trở thành chuẩn mực.

 

Theo dữ liệu trình lên Quốc hội Hàn Quốc, 67,4% trong tổng số 235.234 ca sinh tại nước này trong năm 2024 là sinh mổ – tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Đây là một bước nhảy vọt so với mức 51,1% vào năm 2019, và cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu: gấp đôi tỷ lệ của Mỹ (32,1%), hơn ba lần so với Nhật Bản (18,6%) và gần gấp bốn lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (10-15%).

 

Sự thay đổi nhanh chóng này bắt nguồn từ sự kết hợp của nhiều yếu tố xã hội, y tế và pháp lý — từ mong muốn tránh đau đẻ của các bà mẹ, đến nỗi lo sợ bị kiện tụng của các bác sĩ. Trong các cộng đồng trực tuyến, đặc biệt là những diễn đàn dành cho các bà mẹ (gọi là "mom cafes"), các câu chuyện về sinh nở được chia sẻ thường xuyên. Nhiều bài đăng nhấn mạnh sự đau đớn khi sinh thường và cảm giác “dễ chịu” hơn khi sinh mổ theo kế hoạch, góp phần tạo nên hình ảnh sinh mổ như một lựa chọn ít áp lực và dễ kiểm soát hơn. Một bình luận nổi bật dưới một bài viết hỏi nên chọn sinh mổ hay sinh thường viết:

 

“Chắc chắn là sinh mổ. Sinh thường dễ ‘thất bại’ lắm. Thà mổ từ đầu còn hơn đau đớn rồi cuối cùng vẫn phải mổ."

 

Một giáo sư sản khoa tại bệnh viện đại học cho biết: 

 

“Nhiều phụ nữ mang thai bây giờ yêu cầu sinh mổ ngay cả khi không cần thiết về mặt y tế.”

 

Một yếu tố khác thúc đẩy sinh mổ là độ tuổi ngày càng cao của các bà mẹ. Năm 2024, độ tuổi trung bình của phụ nữ sinh con ở Hàn Quốc là 33,7 tuổi – tăng từ 32 tuổi cách đây một thập kỷ. Tuổi càng cao thì khả năng sinh mổ càng lớn: 59% phụ nữ ở độ tuổi 20 sinh mổ, tăng lên 64% ở độ tuổi 30 và 75,3% ở độ tuổi 40. Ông Kim Jae-yeon, Chủ tịch Hiệp hội Sản phụ khoa Hàn Quốc, giải thích:

 

“Càng lớn tuổi, cơ tử cung càng yếu và nguy cơ biến chứng càng cao, khiến việc sinh thường khó hơn,”

 

Tuy nhiên, không chỉ là do lựa chọn của sản phụ. Nỗi lo pháp lý cũng khiến các bác sĩ ngày càng thận trọng. Năm 2023, một tòa án tại Hàn Quốc đã yêu cầu một bác sĩ sản khoa bồi thường 1,2 tỷ won (tương đương 845.000 USD) sau khi một ca sinh thường để lại di chứng bại não cho em bé. Từ đó, các bác sĩ ngày càng chọn sinh mổ để tránh nguy cơ bị kiện. Bác sĩ Yoo Jung-hyun tại Bệnh viện Bundang Jesaeng cho biết.

 

“Ngay cả khi sinh thường vẫn có thể thực hiện, nhiều bác sĩ giờ chọn mổ từ đầu để phòng ngừa”

 

 

Văn hóa “y tế phòng thủ” này càng bị thúc đẩy bởi các căng thẳng kéo dài giữa giới y tế và chính phủ. Khi các bác sĩ nội trú rút khỏi bệnh viện giữa lúc khủng hoảng y tế, nhiều phòng khám nhỏ không còn đủ năng lực xử lý các ca sinh khó, buộc họ phải chọn phương án an toàn hơn là sinh mổ ngay cả khi chỉ có rủi ro nhỏ.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo sinh mổ không cần thiết cũng mang lại nhiều nguy cơ. Một giáo sư sản khoa nhấn mạnh rằng sinh mổ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ hơn so với sinh thường.

 

“Phụ nữ từng sinh mổ dễ gặp nguy cơ trong các lần mang thai sau và được coi là trường hợp nguy cơ cao. Ngay cả khi chuyển từ sinh thường sang sinh mổ giữa chừng, kết quả vẫn thường tốt hơn so với sinh mổ theo kế hoạch,”

 

Tỷ lệ tử vong mẹ trong sinh mổ là 2,2 trên 100.000 – cao gấp 11 lần so với sinh thường. Quá trình hồi phục cũng kéo dài hơn, và các rủi ro trong thai kỳ sau đó tăng lên.

 

Cốt lõi của vấn đề, theo nhiều chuyên gia, nằm ở chỗ thiếu các biện pháp bảo vệ pháp lý hiệu quả cho những tai nạn y khoa không thể tránh khỏi trong quá trình sinh nở. Từ năm 2013, chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hệ thống bồi thường theo Điều 46 của Luật Hòa giải Tranh chấp Y tế, nhằm hỗ trợ tài chính trong các trường hợp tai nạn khi sinh dù bác sĩ đã làm đúng quy trình. Gần đây, Bộ Y tế và Phúc lợi công bố sẽ tăng mức bồi thường tối đa từ 30 triệu won lên 300 triệu won, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 tới.

 

Tuy vậy, hiệu quả của hệ thống này vẫn bị đặt dấu hỏi. Theo dữ liệu do nghị sĩ Seo Myung-ok cung cấp, từ năm 2021 đến tháng 3 năm 2025, có 101 đơn khiếu nại liên quan đến tai nạn sinh nở được đưa ra hòa giải, nhưng chỉ khoảng một nửa trong số đó được bồi thường. Chính phủ đã thừa nhận khoảng trống này và đề xuất mở rộng bảo vệ pháp lý cho các lĩnh vực y tế thiết yếu như sản khoa, như một phần trong cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, tiến độ cải cách vẫn bị đình trệ bởi mâu thuẫn kéo dài giữa ngành y và giới làm luật. Nghị sĩ Seo nhận định:

 

“Tỷ lệ sinh mổ tăng cao cho thấy văn hóa y tế phòng thủ đang trở thành chuẩn mực. Chúng ta cần khẩn cấp cải cách pháp lý để giảm hoặc loại bỏ rủi ro pháp lý khi bác sĩ đã đưa ra quyết định đúng chuyên môn."

 

 

Bình luận 0

/upload/bf44f8d0ab2947378ce264d6bd29e873.webp

Tin tức

Thoải mái di chuyển khắp nội thành Seoul với thẻ giao thông không giới hạn

1
aimeeya
Lượt xem 3814
Thích 0
2024.01.20
Thoải mái di chuyển khắp nội thành Seoul với thẻ giao thông không giới hạn

Olympic Trẻ Gangwon 2024 chính thức khai mạc vào ngày 19/1

1
aimeeya
Lượt xem 2956
Thích 0
2024.01.20
Olympic Trẻ Gangwon 2024 chính thức khai mạc vào ngày 19/1

Từ tháng 5/2024, thẻ giao thông K-Pass được lưu hành với ưu đãi hoàn tiền cho người sử dụng

M
Ocap
Lượt xem 2964
Thích 0
2024.01.19
Từ tháng 5/2024, thẻ giao thông K-Pass được lưu hành với ưu đãi hoàn tiền cho người sử dụng

Người Mỹ chi tiêu gấp 2,4 lần cho các sản phẩm K-pop

1
aimeeya
Lượt xem 4003
Thích 0
2024.01.16
Người Mỹ chi tiêu gấp 2,4 lần cho các sản phẩm K-pop

Ẩm thực Hàn Quốc được đưa vào giáo trình giảng dạy của Harvard

1
aimeeya
Lượt xem 4014
Thích 0
2024.01.16
Ẩm thực Hàn Quốc được đưa vào giáo trình giảng dạy của Harvard

Hộ chiếu Hàn Quốc có quyền lực cao thứ 2 thế giới

1
aimeeya
Lượt xem 4267
Thích 0
2024.01.14
Hộ chiếu Hàn Quốc có quyền lực cao thứ 2 thế giới

Son Heung-min góp mặt trong đội hình xuất sắc nhất mùa giải Ngoại hạng Anh 2023/2024

1
aimeeya
Lượt xem 3693
Thích 0
2024.01.12
Son Heung-min góp mặt trong đội hình xuất sắc nhất mùa giải Ngoại hạng Anh 2023/2024

Số lượng hành khách sân bay ở Hàn Quốc phục hồi 81,5% so với năm 2019

1
aimeeya
Lượt xem 4072
Thích 0
2024.01.12
Số lượng hành khách sân bay ở Hàn Quốc phục hồi 81,5% so với năm 2019

Những sản phẩm công nghệ ấn tượng của Hàn Quốc tại CES 2024

1
aimeeya
Lượt xem 3488
Thích 0
2024.01.12
Những sản phẩm công nghệ ấn tượng của Hàn Quốc tại CES 2024

Năm 2024: Những thay đổi ở Hàn Quốc mà bạn cần biết?

1
aimeeya
Lượt xem 4201
Thích 0
2024.01.07
Năm 2024: Những thay đổi ở Hàn Quốc mà bạn cần biết?

Người ngoại quốc cũng cần quyết toán thuế cuối năm tại Hàn

1
aimeeya
Lượt xem 3593
Thích 0
2024.01.07
Người ngoại quốc cũng cần quyết toán thuế cuối năm tại Hàn

Việt Nam - Hàn Quốc ký Thỏa thuận triển khai Hiệp định về bảo hiểm xã hội

M
Ocap
Lượt xem 3018
Thích 0
2024.01.03
Việt Nam - Hàn Quốc ký Thỏa thuận triển khai Hiệp định về bảo hiểm xã hội

Hơn 15,000 lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS trong năm 2024

M
Ocap
Lượt xem 2562
Thích 0
2024.01.03
Hơn 15,000 lao động sang Hàn Quốc theo chương trình EPS trong năm 2024

HÀN QUỐC CHẤP NHẬN CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH KHÁCH SẠN VÀ KHU NGHỈ DƯỠNG ĐƯỢC TUYỂN DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

M
Ocap
Lượt xem 3907
Thích 0
2024.01.02
HÀN QUỐC CHẤP NHẬN CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH KHÁCH SẠN VÀ KHU NGHỈ DƯỠNG ĐƯỢC TUYỂN DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

HÃNG HÀNG KHÔNG JEJU AIR MỞ ĐƯỜNG CHUYẾN BAY INCHEON - ĐÀ LẠT TỪ THÁNG 12 NĂM 2023

M
Ocap
Lượt xem 2862
Thích 0
2023.12.26
HÃNG HÀNG KHÔNG JEJU AIR MỞ ĐƯỜNG CHUYẾN BAY INCHEON - ĐÀ LẠT TỪ THÁNG 12 NĂM 2023
57 58 59 60 61