Chiêu lừa đảo mới khiến hàng nghìn người mất trắng!
Chỉ với một cuộc gọi giả mạo, 3116 tỷ won bay sạch
Chiêu lừa đảo mới khiến hàng nghìn người mất trắng!
Một thủ đoạn lừa đảo tinh vi chưa từng thấy đang làm nhiều người Hàn hoang mang chỉ cần một cuộc điện thoại mạo danh và một ứng dụng điều khiển từ xa, hơn 3116 tỷ won đã bị chiếm đoạt chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025.

Quy trình lừa đảo thường bắt đầu rất bài bản: Một đối tượng giả làm nhân viên giao thẻ sẽ gọi điện cho nạn nhân, với câu hỏi quen thuộc:
“Xin hỏi thẻ tín dụng của quý khách muốn giao về địa chỉ nào?” Khi nạn nhân (thường là người trung niên hoặc cao tuổi) trả lời rằng mình chưa từng đăng ký thẻ, đối tượng sẽ lập tức tỏ ra lịch sự và trấn an:
“Vậy xin quý khách vui lòng gọi tổng đài hỗ trợ (1544-xxxx) để xác nhận và xử lý.”
Tin tưởng, nạn nhân gọi vào số điện thoại được chỉ định.
Ở đó, một “nhân viên chăm sóc khách hàng” giả mạo nhân viên ngân hàng hoặc thanh tra cơ quan tài chính sẽ tiếp nhận cuộc gọi. Kẻ lừa đảo tiếp tục dựng lên một câu chuyện:
“Có kẻ đang mạo danh quý khách để vay tiền/đăng ký thẻ tín dụng. Để bảo vệ tài sản, quý khách cần cài đặt ứng dụng xác minh tài khoản.”
Ngay sau khi nạn nhân cài ứng dụng (thực chất là phần mềm gián điệp), toàn bộ điện thoại sẽ bị kiểm soát từ xa.
Các cuộc gọi đến cảnh sát (112), Cơ quan giám sát tài chính (1332), hoặc Viện kiểm sát (1301) đều bị chặn và thay thế bằng âm thanh giả mạo do nhóm lừa đảo cài sẵn.
🔥 Dưới áp lực tâm lý, nhiều nạn nhân đã chuyển toàn bộ tài sản vào "tài khoản an toàn", thực chất là tài khoản do bọn tội phạm kiểm soát.
👉 Chỉ cần cài đặt, chiếc điện thoại của nạn nhân lập tức trở thành "mắt xích" bị kiểm soát hoàn toàn.
💥 Toàn bộ tin nhắn, danh bạ, hình ảnh, thông tin xác thực, thậm chí cả cuộc gọi đến các số khẩn cấp như 112 (cảnh sát) hay 1332 (Cơ quan giám sát tài chính) cũng bị nhóm lừa đảo chặn đứng và thay thế bằng giọng nói, màn hình giả lập.
Kết quả là tài sản của nạn nhân bị lừa chuyển vào các tài khoản "an toàn" thực chất là tài khoản của tổ chức lừa đảo. Theo thống kê từ Cảnh sát Hàn Quốc, chỉ trong quý 1/2025: 5.878 vụ lừa đảo đã được ghi nhận, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng thiệt hại lên tới 3116 tỷ won, mức trung bình mỗi nạn nhân mất hơn 53 triệu won. Đặc biệt, nhóm nạn nhân lớn tuổi (trên 50 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất, do dễ bị thao túng tâm lý và thiếu cảnh giác với công nghệ.
Điều nguy hiểm nhất nằm ở chỗ: kể cả khi nghi ngờ, nhiều người cũng không thể tự phát hiện ra điện thoại đã bị cài phần mềm gián điệp.
Ứng dụng lừa đảo ngụy trang như phần mềm hợp pháp, hoạt động ngầm, chiếm quyền truy cập camera, micro, vị trí, và mọi dữ liệu cá nhân.
Cảnh sát Hàn Quốc cảnh báo:
1️⃣ Không cài đặt bất kỳ ứng dụng nào theo hướng dẫn qua điện thoại.
2️⃣ Nếu nghi ngờ đã bị lừa, hãy ngay lập tức tắt máy, ngắt mạng và dùng phần mềm diệt virus chuyên dụng như "V3" hoặc "Citizen Conan" để kiểm tra.
3️⃣ Trong trường hợp khẩn cấp, cần nhờ người thân hỗ trợ thay vì tự mình gọi cảnh sát, tránh bị ngắt kết nối bởi hệ thống giả mạo.
Chỉ một cuộc gọi giả, một lần sơ suất cài ứng dụng và cả cuộc đời tích góp có thể tan biến trong chớp mắt. Hãy nhớ: Kẻ xấu luôn lợi dụng lòng tin nhưng phòng vệ bắt đầu từ chính sự tỉnh táo của mỗi chúng ta.
Bình luận 0

Tin tức
Mở rộng hệ thống “thông dịch đồng thời bằng AI” ở các ga tàu điện ngầm

Hàn Quốc tăng tốc phát triển nền kinh tế vũ trụ

Số người hâm mộ làn sóng Hallyu toàn cầu vượt mốc 200 triệu người

Tầng lớp khách du lịch trẻ tìm đến du lịch Hàn Quốc nhờ vào làn sóng Hallyu

Hàn Quốc toàn cầu hóa “Phong trào nông thôn mới”, hỗ trợ các nước đang phát triển

Không thể bỏ lỡ lịch trình các lễ hội đỉnh của đỉnh nửa đầu năm 2024 (feat. in Hàn Quốc)

Fitch duy trì xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc ở mức AA-

Hãng tin Bloomberg chú ý đến sự phổ biến của rượu Soju trên toàn thế giới

Liên hoan phim Hàn Quốc Florence lần thứ 22 sẽ khai mạc vào ngày 21/3

Chương trình giáo dục kỹ thuật cho các thanh niên gia đình đa văn hóa

Xuất khẩu mì tôm Hàn Quốc tháng 1/2024 đạt 86 triệu USD

Hàn Quốc cập nhật thêm tiếng Anh vào tin nhắn cảnh báo thảm họa

3 địa điểm khám phá lịch sử của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919

Du học sinh Hàn Quốc được phép bảo lãnh người thân sang lao động thời vụ

Hàn Quốc và 9 quốc gia đặt ra các nguyên tắc về phát triển 6G
