Các khoản nợ của người tự kinh doanh trở thành tâm điểm trong cuộc tranh luận bầu cử
Trong mỗi kỳ bầu cử, các ứng cử viên thường đến thăm các khu chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ lẻ, chụp ảnh cùng tiểu thương và đưa ra những cam kết cải thiện sinh kế của họ. Tuy nhiên, nghi thức chính trị quen thuộc này đã mang một ý nghĩa cấp bách hơn trong năm 2025.
Khi những khoản nợ tích tụ từ thời kỳ đại dịch COVID-19 vẫn còn đè nặng, khó khăn kinh tế của người tự kinh doanh đã trở thành vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Ông Lee Jae-myung, ứng cử viên của Đảng Dân chủ (DP), phát biểu trong buổi tranh luận tổng thống trực tiếp đầu tiên hôm Chủ nhật:
“Các doanh nghiệp nhỏ đang chết dần. Chính phủ không thể tiếp tục đứng nhìn mà không làm gì. Bây giờ là lúc chính phủ cần chấp nhận gánh thêm nợ, nếu cần thiết, để khôi phục nền kinh tế cho người dân thường.”

Ông Kim Moon-soo của Đảng Sức mạnh Quốc dân (PPP) cũng đưa ra quan điểm tương tự, cam kết triển khai chính sách tái cấu trúc nợ cho các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
“Để đảm bảo sự sống còn của các tiểu thương, việc gia tăng nợ công ở một mức độ nhất định là điều không thể tránh khỏi,” ông nói.
Sự đồng thuận hiếm hoi giữa hai phe chính trị này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và tỷ lệ nợ quá hạn trong nhóm người tự kinh doanh đang tăng ở mức báo động.
Trong đại dịch COVID-19, chính phủ đã triển khai các khoản vay cứu trợ cho doanh nghiệp nhỏ với kỳ vọng họ sẽ hoàn trả sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ và kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng ảm đạm cùng lãi suất cao đã khiến kỳ vọng đó không thành hiện thực.
Tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại trong nước đã chạm mức cao nhất trong vòng 10 năm, đạt trung bình 0,51% trong quý I năm 2025. Trong khi đó, số đơn xin hỗ trợ đóng cửa doanh nghiệp do chính phủ tiếp nhận tính đến ngày 9 tháng 5 đã lên tới 29.269 trường hợp – gần chạm ngưỡng mục tiêu cả năm là 30.000 – phản ánh xu hướng giảm liên tục của số người tự kinh doanh kể từ tháng 1.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, ông Rhee Chang-yong, từng cảnh báo rằng tình trạng dễ tổn thương về tài chính của nhóm người tự kinh doanh không chỉ là vấn đề của từng hộ gia đình mà còn có thể đe dọa tới toàn bộ nền kinh tế quốc gia.

Một nhóm lao động lớn nhưng dễ tổn thương Người tự kinh doanh hiện chiếm tới 23,2% lực lượng lao động Hàn Quốc, khiến nước này nằm trong nhóm có tỷ lệ tự kinh doanh cao nhất trong khối OECD – chỉ sau một số quốc gia đang phát triển như Colombia và Mexico. Nguyên nhân chính là rào cản gia nhập thị trường tự kinh doanh ở Hàn Quốc tương đối thấp, dẫn đến việc nhiều người nghỉ hưu hoặc mất việc chuyển sang mở cửa hàng riêng, dù không có nhiều kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp.
“Việc tìm được một công việc mới sau khi nghỉ việc ở Hàn Quốc là điều rất khó khăn. Nhiều người buộc phải tự kinh doanh vì không còn lựa chọn nào khác, dù không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Chúng ta cần giảm bớt các mô hình kinh doanh tự phát vì thiếu lựa chọn, và thay vào đó là khuyến khích khởi nghiệp có chiến lược và chuẩn bị kỹ càng. Khi một doanh nghiệp bắt đầu gặp khó, chính phủ cần can thiệp để hỗ trợ rút lui một cách trật tự thông qua tái cấu trúc nợ, thay vì để nó tồn tại như một cơ sở kinh doanh ‘chết lâm sàng.
Sau khi đóng cửa, cũng cần có chính sách hỗ trợ người chủ cũ tái hòa nhập vào thị trường lao động.'' - bà Noh Min-sun, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ & Khởi nghiệp Hàn Quốc, nhận định.
Trong khi nhiều người tự kinh doanh đang kêu gọi chính phủ xóa nợ hoặc hỗ trợ mạnh mẽ hơn, một số ý kiến phản đối cho rằng điều này có thể gây bất công đối với những người vẫn cố gắng trả nợ đúng hạn dù gặp khó khăn.
Ngoài ra, việc xóa nợ quy mô lớn cũng bị lo ngại sẽ ảnh hưởng tới sự bền vững tài khóa của chính phủ trong dài hạn. Thay vào đó, các chuyên gia đề xuất cần cải cách cơ cấu để tăng tính bền vững lâu dài cho khu vực doanh nghiệp nhỏ, đồng thời kết hợp các gói hỗ trợ tài chính để giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Bình luận 0

Tin tức
Chi hàng trăm triệu để sang Hàn học nghề, cuối cùng trở thành người cư trú bất hợp pháp

Hàn Quốc báo động thiếu lao động nông nghiệp

Tư tưởng chống Trung Quốc lan rộng tại Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất

Phẫn nộ vì cư dân hành hung bảo vệ chung cư chỉ vì bị nhắc nhở đỗ xe sai quy định

Kỷ lục buồn tại Hàn Quốc: Gần 200.000 hộ kinh doanh đóng cửa chỉ trong vòng một tháng

Du khách Hàn Quốc thiệt mạng trong vụ cướp có vũ trang tại khu Koreatown, Philippines

Báo động bạo lực: Trẻ em khuyết tật đối mặt với nguy cơ bị sát hại cao hơn!

Sinh viên đại học Hàn quốc bị chỉ trích vì quay clip ngắn giả làm kẻ theo dõi phụ nữ ban đêm

Tình trạng kết hôn Hàn - Việt: Khi giấc mơ gia đình tan vỡ chỉ sau 2 tuần Hàn Quốc

Bảo mẫu bị tố có hành vi mất vệ sinh nghiêm trọng khi chăm sóc bé 5 tháng tuổi

Cảnh sát thiệt mạng sau khi bị bắn trong buổi huấn luyện sử dụng súng

Công an Việt Nam làm việc với hai công dân Hàn Quốc buông hai tay khi lái mô tô phân khối lớn tại Quảng Nam

Tội phạm tình dục kỹ thuật số lan rộng tại Hàn Quốc, hơn 230 nạn nhân, gần 160 trẻ vị thành niên: “The Vigilantes” vượt xa vụ án" Phòng chat thứ N"

Người đàn ông 40 tuổi ra quyết định cực đoan tại đập Yeongju và lá thư tuyệt mệnh trong xe

Chính phủ Hàn Quốc đối mặt với khủng hoảng giáo dục y khoa khi sinh viên y tiếp tục từ chối trở lại lớp học, bất chấp việc hủy bỏ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh
