Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?
Gần đây, một bài báo đưa tin về việc một tội phạm tình dục sau khi mãn hạn tù đã được áp dụng biện pháp “thiến hóa học” khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao. Vậy rốt cuộc “thiến hóa học” là gì? Nó có thực sự giúp ngăn chặn tái phạm tội tình dục không?
Khác với thiến vật lý (cắt bỏ tinh hoàn), thiến hóa học là việc tiêm thuốc để ức chế hormone testosterone – loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục ở nam giới. Từ cuối những năm 2000, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như vụ bé Hyejin và Yesul (2007), Jo Doo-soon (2008), Kim Soo-chul (2010)… đã khiến xã hội rúng động. Mọi người bắt đầu đồng lòng rằng: phải có biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại tội phạm này. Và thế là năm 2010, Hàn Quốc chính thức thông qua “Luật điều trị bằng thuốc đối với tội phạm tình dục” – còn gọi là luật thiến hóa học.

Từ khi luật có hiệu lực (2011) đến tháng 3/2024: Tổng cộng có 117 lệnh điều trị bằng thuốc được ban hành.
Trong đó, 97 trường hợp đã được thi hành, và 65 ca đã kết thúc điều trị.
Việc điều trị có thể kéo dài tối đa tới 15 năm.
Tội phạm sẽ được tiêm thuốc 1 hoặc 3 tháng/lần, kết hợp tư vấn tâm lý mỗi tháng.
Chi phí do nhà nước chi trả.

Luật quy định rất chặt chẽ: chỉ những tội phạm bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tình dục, có nguy cơ tái phạm cao mới bị áp dụng. Đánh giá này dựa trên thang điểm rủi ro (KSORAS), xét đến độ tuổi, tiền án, hành vi phạm tội, lịch sử đời sống...
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia áp dụng biện pháp này mà không cần sự đồng ý của người bị thi hành. Ngược lại, ở châu Âu, 8/10 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của tội phạm, ngoại trừ Ba Lan và CH Séc. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn các bang chỉ áp dụng thiến hóa học bắt buộc với tội phạm xâm hại trẻ em. Vì thế, việc Hàn Quốc áp dụng rộng rãi cho cả tội phạm tình dục với người lớn mà không cần sự đồng ý gây ra nhiều tranh cãi về vi phạm quyền con người.
Thiến hóa học có thể là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm tình dục, đặc biệt với những người có nguy cơ tái phạm cao. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những câu hỏi lớn về nhân quyền và ranh giới giữa “trừng phạt” và “điều trị”. Liệu đây có phải là cách đúng đắn để xây dựng một xã hội an toàn hơn, hay chúng ta đang đi quá xa trong việc kiểm soát con người?
Bình luận 0

Tin tức
Hàn Quốc cập nhật thêm tiếng Anh vào tin nhắn cảnh báo thảm họa

3 địa điểm khám phá lịch sử của Phong trào kháng Nhật ngày 1/3/1919

Du học sinh Hàn Quốc được phép bảo lãnh người thân sang lao động thời vụ

Hàn Quốc và 9 quốc gia đặt ra các nguyên tắc về phát triển 6G

Xuất khẩu ô tô Hàn Quốc đạt 6,2 tỷ USD vào tháng 1/2024

Jungkook (BTS) tiếp tục làm nên “chuyện” tại People’s Choice Awards

Hàn Quốc công bố chiến lược đổi mới xuất khẩu thực phẩm

4 nhóm nhạc K-pop lọt vào BXH Top 10 nghệ sĩ toàn cầu của năm 2023

“Nghịch lý kẻ sát nhân”, “Cô đi mà lấy chồng tôi” gây sốt toàn cầu

Nhà Xanh đón 5 triệu du khách sau gần 1 năm 9 tháng mở cửa

Tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thế giới

Triển khai 10 dự án thúc đẩy “Năm Du lịch Hàn Quốc 2024”

Tại sao nhóm chính trị bảo thủ mới là nhóm ủng hộ mở cửa cho người nước ngoài cao nhất tại Hàn Quốc ?

Hàn Quốc đứng đầu châu Á – Thái Bình Dương về tốc độ Internet

Xuất khẩu các loại nước sốt và tương Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023
