Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?
Gần đây, một bài báo đưa tin về việc một tội phạm tình dục sau khi mãn hạn tù đã được áp dụng biện pháp “thiến hóa học” khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao. Vậy rốt cuộc “thiến hóa học” là gì? Nó có thực sự giúp ngăn chặn tái phạm tội tình dục không?
Khác với thiến vật lý (cắt bỏ tinh hoàn), thiến hóa học là việc tiêm thuốc để ức chế hormone testosterone – loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục ở nam giới. Từ cuối những năm 2000, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như vụ bé Hyejin và Yesul (2007), Jo Doo-soon (2008), Kim Soo-chul (2010)… đã khiến xã hội rúng động. Mọi người bắt đầu đồng lòng rằng: phải có biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại tội phạm này. Và thế là năm 2010, Hàn Quốc chính thức thông qua “Luật điều trị bằng thuốc đối với tội phạm tình dục” – còn gọi là luật thiến hóa học.

Từ khi luật có hiệu lực (2011) đến tháng 3/2024: Tổng cộng có 117 lệnh điều trị bằng thuốc được ban hành.
Trong đó, 97 trường hợp đã được thi hành, và 65 ca đã kết thúc điều trị.
Việc điều trị có thể kéo dài tối đa tới 15 năm.
Tội phạm sẽ được tiêm thuốc 1 hoặc 3 tháng/lần, kết hợp tư vấn tâm lý mỗi tháng.
Chi phí do nhà nước chi trả.

Luật quy định rất chặt chẽ: chỉ những tội phạm bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tình dục, có nguy cơ tái phạm cao mới bị áp dụng. Đánh giá này dựa trên thang điểm rủi ro (KSORAS), xét đến độ tuổi, tiền án, hành vi phạm tội, lịch sử đời sống...
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia áp dụng biện pháp này mà không cần sự đồng ý của người bị thi hành. Ngược lại, ở châu Âu, 8/10 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của tội phạm, ngoại trừ Ba Lan và CH Séc. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn các bang chỉ áp dụng thiến hóa học bắt buộc với tội phạm xâm hại trẻ em. Vì thế, việc Hàn Quốc áp dụng rộng rãi cho cả tội phạm tình dục với người lớn mà không cần sự đồng ý gây ra nhiều tranh cãi về vi phạm quyền con người.
Thiến hóa học có thể là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm tình dục, đặc biệt với những người có nguy cơ tái phạm cao. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những câu hỏi lớn về nhân quyền và ranh giới giữa “trừng phạt” và “điều trị”. Liệu đây có phải là cách đúng đắn để xây dựng một xã hội an toàn hơn, hay chúng ta đang đi quá xa trong việc kiểm soát con người?
Bình luận 0

Tin tức
Dịch vụ Hộ tống An toàn đến Bệnh viện của Seoul được sử dụng 45.000 lần trong 3 năm với tỷ lệ hài lòng 93%

APEC thúc đẩy các cuộc thảo luận về hợp tác y tế trong tương lai

Nạn Nhân Vụ Máy Bay Tiêm Kích Ném Bom Nhầm Được Miễn/Hoãn Nghĩa Vụ Quân Sự

Học Sinh Tiểu Học 9 Tuổi Hô Hấp Nhân Tạo Cứu Mẹ Thoát Khỏi Cơn Nguy Kịch

Máy bay Vietjet hạ cánh khẩn cấp tại Jeju do lỗi kỹ thuật, không có thương vong

Tỷ lệ ly hôn ở Hàn cao nhất châu Á?

Cập nhật Luật Lao động Hàn Quốc 2025: Hướng dẫn cho các nhà tuyển dụng nước ngoài về những thay đổi quan trọng trong bối cảnh pháp lý

Hàn Quốc đề nghị đóng băng số lượng sinh viên y khoa để giải quyết tranh chấp kéo dài 13 tháng
Ung thư vú phổ biến nhất ở phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi 40. Không sờ thấy và không đau... Phát hiện sớm tốt nhất bằng cách nào?
Các nhà khoa học đã tiến gần đến mức nào trong việc sản xuất máu nhân tạo?
:max_bytes(150000):strip_icc()/VWH-GettyImages-482145647-895b57efd44d431185f7d0bc88613187.jpg?thumbnail)
Jennie (BLACKPINK) Gây Sốt Với Kiểu Tóc Layer Mới – Xu Hướng Làm Đẹp Của Năm 2025

Drama Mới Kpop: EXO-CBX và Cuộc Xung Đột Tiếp Diễn Với SM Entertainment, Xiumin Bị Chặn Xuất Hiện Trên KBS?

Hàn Quốc và Xu Hướng “Tâm Linh Nhưng Không Tôn Giáo” – Khi Chánh Niệm Quan Trọng Hơn Đức Tin

Chuyện Gì Đang Xảy Ra Với Gia Tộc Hyundai? Biệt Thự Cao Cấp Của Jung Dae-sun và Roh Hyun-jung Bị Đưa Ra Đấu Giá

Samsung - Doanh Nghiệp Được Sinh Viên Hàn Quốc Mong Muốn Làm Việc Nhất Năm 2025
