Biện pháp 'thiến hóa học' đối với tội phạm tình dục có hiệu quả không?
Gần đây, một bài báo đưa tin về việc một tội phạm tình dục sau khi mãn hạn tù đã được áp dụng biện pháp “thiến hóa học” khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao. Vậy rốt cuộc “thiến hóa học” là gì? Nó có thực sự giúp ngăn chặn tái phạm tội tình dục không?
Khác với thiến vật lý (cắt bỏ tinh hoàn), thiến hóa học là việc tiêm thuốc để ức chế hormone testosterone – loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục ở nam giới. Từ cuối những năm 2000, các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nghiêm trọng như vụ bé Hyejin và Yesul (2007), Jo Doo-soon (2008), Kim Soo-chul (2010)… đã khiến xã hội rúng động. Mọi người bắt đầu đồng lòng rằng: phải có biện pháp mạnh hơn để đối phó với loại tội phạm này. Và thế là năm 2010, Hàn Quốc chính thức thông qua “Luật điều trị bằng thuốc đối với tội phạm tình dục” – còn gọi là luật thiến hóa học.

Từ khi luật có hiệu lực (2011) đến tháng 3/2024: Tổng cộng có 117 lệnh điều trị bằng thuốc được ban hành.
Trong đó, 97 trường hợp đã được thi hành, và 65 ca đã kết thúc điều trị.
Việc điều trị có thể kéo dài tối đa tới 15 năm.
Tội phạm sẽ được tiêm thuốc 1 hoặc 3 tháng/lần, kết hợp tư vấn tâm lý mỗi tháng.
Chi phí do nhà nước chi trả.

Luật quy định rất chặt chẽ: chỉ những tội phạm bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tình dục, có nguy cơ tái phạm cao mới bị áp dụng. Đánh giá này dựa trên thang điểm rủi ro (KSORAS), xét đến độ tuổi, tiền án, hành vi phạm tội, lịch sử đời sống...
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia áp dụng biện pháp này mà không cần sự đồng ý của người bị thi hành. Ngược lại, ở châu Âu, 8/10 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của tội phạm, ngoại trừ Ba Lan và CH Séc. Ngay cả ở Mỹ, phần lớn các bang chỉ áp dụng thiến hóa học bắt buộc với tội phạm xâm hại trẻ em. Vì thế, việc Hàn Quốc áp dụng rộng rãi cho cả tội phạm tình dục với người lớn mà không cần sự đồng ý gây ra nhiều tranh cãi về vi phạm quyền con người.
Thiến hóa học có thể là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tội phạm tình dục, đặc biệt với những người có nguy cơ tái phạm cao. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những câu hỏi lớn về nhân quyền và ranh giới giữa “trừng phạt” và “điều trị”. Liệu đây có phải là cách đúng đắn để xây dựng một xã hội an toàn hơn, hay chúng ta đang đi quá xa trong việc kiểm soát con người?
Bình luận 0

Tin tức
Dự kiến số tiền phạt khổng lồ nếu Kim Soo Hyun bị cắt hợp đồng do scandal!

Hội chợ sách quốc tế Seoul vẫn tiếp tục tổ chức dù không có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
Korail sẽ vận hành tàu du lịch các ngôi chùa
Korean Air sẽ tập trung vào tăng trưởng dựa trên chất lượng sau khi mua lại Asiana

Sự suy giảm của lao động tự do

Cảnh sát công khai thông tin cá nhân của nghi phạm vụ sát hại học sinh

Seoul sẽ tổ chức lễ hội Tình bạn vào tháng 5, giới thiệu các nền văn hóa toàn cầu.

[THÔNG BÁO] Ngày 12/3 Cảnh sát Daejon sẽ công khai thông tin cá nhân giáo viên nữ sát hại bé gái lớp 1
![[THÔNG BÁO] Ngày 12/3 Cảnh sát Daejon sẽ công khai thông tin cá nhân giáo viên nữ sát hại bé gái lớp 1](/upload/fd3caad7538d4dfd94c24f170478d636.webp?thumbnail)
Dịch sởi bùng phát: Thành phố Pohang chủ động phòng ngừa lây lan trong khu vực

HƠN 6000 NGƯỜI THIỆT MẠNG? Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị bắt tại sân bay vì chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi

Khoảng trống giám sát Ủy ban Bầu cử… Ai sẽ kiểm soát?

TIN NÓNG VỀ KIM SOO HYUN CHO NHỮNG NGƯỜI RỜI ĐIỆN THOẠI TRONG 4 GIỜ QUA

Hai công dân Việt Nam nhập cư trái phép bị bắt vì buôn lậu cần sa qua búp bê

Seoul thu hút nhiều du khách quốc tế bất chấp lo ngại từ tình hình chính trị

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Vali của Jung.
