2 nghị sĩ quốc hội của Đảng PPP ngủ gật trong phiên họp tranh luận
Hôm 3 tháng 7, hình ảnh 2 nghị sĩ Quốc hội ngủ gật trong phiên họp tranh luận của Quốc hội đã được phát sóng trực tiếp, gây bão dư luận tại Hàn Quốc.
Sau khi đảng Sức mạnh Quốc dân bắt đầu cuộc tranh luận không giới hạn (filibuster) để phản đối 'Luật Đặc biệt điều tra vụ hạ sĩ Chae', nghị sĩ quốc hội Choi Soo Jin và Kim Min Jun đã bị bắt gặp đang ngủ gật.

Khi hình ảnh này được phát sóng, nhiều chỉ trích đã nổ ra từ cả trong và ngoài đảng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bênh vực cho rằng "nếu quá mệt mỏi thì cũng có thể thông cảm được".
Nghị sĩ In Yo-han của đảng Sức mạnh Quốc dân khi biết tin về việc các nghị sĩ ngủ gật đã nói: "Truyền thông cần phải bị chỉ trích. Tối qua tôi vào làm việc từ 12 giờ đêm và ra về lúc 4 giờ sáng, làm sao con người có thể chịu được? Tôi cũng buồn ngủ và đã ngủ, nhưng có lẽ vì là thời điểm sáng sớm nên không bị chụp ảnh. Tôi mong rằng mọi người không nhìn nhận vấn đề này một cách ấu trĩ."
Lý do gì khiến nghị sĩ In nghĩ như vậy? Có lẽ đó là sự cảm thông dựa trên thực tế lịch trình làm việc của họ. Thực tế, mặc dù trong mắt người dân, các nghị sĩ Quốc hội dường như chỉ biết cãi vã và chơi bời, nhưng nếu nhìn gần hơn vào cuộc sống hàng ngày của họ, nghề nghị sĩ thực sự là một 'nghề hết sức khó khăn'.
Các nghị sĩ bận rộn hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Mỗi ngày, họ phải họp ít nhất một lần với các trợ lý của mình và nhận báo cáo công việc. Theo dõi các hoạt động của các ủy ban thường trực Quốc hội hoặc các ủy ban đặc biệt của đảng là một trong những nhiệm vụ chính. Họ thường phải làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng vì luôn có các vấn đề mới nảy sinh, nên nhiều khi họ phải học và nghiên cứu về vấn đề đó cả ngày.
Khi xung đột giữa các đảng phái xảy ra, họ cũng phải tham gia các cuộc biểu tình do đảng tổ chức. Ngoài ra, các công việc tiếp dân địa phương cũng phải được giải quyết 24/24. Khái niệm làm việc ' từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều' hoàn toàn không tồn tại.
Với các nghị sĩ có khu vực tiến hành bầu cử, cuối tuần thậm chí họ còn bận rộn hơn. Họ phải tham gia các sự kiện trong khu vực của mình. Một nghị sĩ mới bắt đầu có tiếng nói và hình ảnh thì để đảm bảo cho việc quán xuyến tốt cho khu vực bầu cử của mình đã tham dự hơn 10 sự kiện khu vực trong một ngày cuối tuần.
Sau khi tham dự các sự kiện khu vực cả ngày thứ Bảy và hoàn thành các buổi họp mặt sáng Chủ Nhật, họ mới có chút thời gian nghỉ ngơi vào chiều Chủ Nhật. Dĩ nhiên, một trong số các trợ lý của nghị sĩ cũng phải tham gia vào cuộc hành trình căng thẳng này.
Nhiều nghị sĩ không thể có kỳ nghỉ đúng nghĩa. Họ chỉ có một kỳ nghỉ hè mỗi năm và không có khái niệm 'nghỉ phép' như nhân viên bình thường. Thậm chí, họ còn phải hủy kỳ nghỉ này.
Một nghị sĩ của Quốc hội khóa 21 đã không một lần nào được nghỉ phép cá nhân trong suốt 4 năm nhiệm kỳ của mình. Ngay cả khi đã quyết tâm nghỉ ngơi trong năm cuối của Quốc hội khóa 21, cuối cùng ông cũng không thể đi nghỉ vì các vấn đề phát sinh.
Với lượng công việc mà nghị sĩ phải xử lý, các trợ lý của họ cũng phải làm việc cực nhọc không kém. Trong cuộc đối đầu giữa các đảng phái xoay quanh 'Luật Đặc biệt điều tra vụ hạ sĩ Chae', nhiều trợ lý chỉ có thể về nhà sau nửa đêm.
Vậy, trong giới chính trị, đánh giá về việc nghị sĩ ngủ gật trong phiên họp Quốc hội là gì? Trong đảng, nhiều người cho rằng "dù có mệt mỏi nhưng thực sự trông rất không đẹp."
Việc các nghị sĩ ngủ gật trong phiên họp Quốc hội khi xung đột kéo dài là chuyện không lạ. Tuy nhiên, hình ảnh này xuất hiện trong cuộc tranh luận về 'Luật Đặc biệt điều tra vụ hạ sĩ Chae', một vấn đề được nhiều người dân ủng hộ, đã gây ra nhiều phản ứng tiêu cực. Cảnh ngủ gật trong khi tranh luận về vấn đề quan trọng này không thể nào được coi là đẹp.
Ngoài ra, nghị sĩ A, người bị bắt gặp ngủ gật, đã nhiều lần bị phát hiện ngủ trong các buổi hội thảo trước đó. Điều này khiến cho việc ngủ gật trong phiên họp Quốc hội càng thêm phần "thật đáng xấu hổ", như lời của chính các nghị sĩ.
Bình luận 1
Hmm..... sao mà xấu hổ thế!!! Bận thì cũng là công việc mà, nhận tiền lương cao và trách nhiệm thì phải ráng mà làm.. sao mà đổ thừa mệt rồi ngủ thoải mái thế nhì! Xem trên mạng có bà trontg ảnh chỉ bắt đầu cuộc họp đúng 20 phút là ngủ ngay lập tức!!!

Tin tức
Chi phí ăn uống của nhóm 20% thu nhập thấp nhất tăng vọt 40% trong 5 năm
M
nyanchan
Lượt xem
2545
Thích 0
2025.03.02
Câu chuyện về các bà mẹ Daechi: Những người phụ nữ dốc toàn lực cho giấc mơ đại học của con
M
nyanchan
Lượt xem
2249
Thích 0
2025.03.02

Sinh ra để chiến đấu: Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
M
nyanchan
Lượt xem
1353
Thích 0
2025.03.02

Mức Cortisol buổi sáng ở người lao động làm ca bất thường so với người lao động làm giờ hành chính
M
nyanchan
Lượt xem
2328
Thích 0
2025.03.02

Dù ông Yoon bị bắt, các cuộc bổ nhiệm vẫn tràn lan… Tranh cãi về ‘nhân sự trả ơn’ tại Yongsan
M
nyanchan
Lượt xem
2289
Thích 0
2025.03.02

Lượng calo ẩn nấp trên bàn tiệc Chuseok
M
nyanchan
Lượt xem
1764
Thích 0
2025.03.02

Tên mới, cuộc sống mới
M
nyanchan
Lượt xem
2296
Thích 0
2025.03.02

Hít thở bên bờ sông Nakdong, độc tố tảo tích tụ trong mũi?
M
nyanchan
Lượt xem
2330
Thích 0
2025.03.02

Sống ở tỉnh Gyeonggi, bạn dành 20% cuộc đời trên tàu điện ngầm?
M
nyanchan
Lượt xem
2145
Thích 0
2025.03.02

Nước là thuốc bổ – Uống thế nào cho tốt?
M
nyanchan
Lượt xem
1565
Thích 0
2025.02.28

Các TikToker đang trở thành mối phiền toái nơi công cộng?
M
nyanchan
Lượt xem
1046
Thích 0
2025.02.28

Tỉnh tự trị đặc biệt Gangwon thành lập Quỹ chiến lược kiểu Gangwon lớn nhất từ trước đến nay với quy mô 150 tỷ won
M
nyanchan
Lượt xem
2237
Thích 0
2025.02.28

Kỷ niệm 106 năm Phong trào 1/3: Gangwon đã chiến đấu như thế nào?
M
nyanchan
Lượt xem
978
Thích 0
2025.02.28

Thắt chặt quy định DSR… Khoản vay dưới 100 triệu won cũng phải xét thu nhập
M
nyanchan
Lượt xem
2222
Thích 0
2025.02.27

“Ủy ban bầu cử là công ty gia đình” – “Tuyển dụng người thân là truyền thống”
M
nyanchan
Lượt xem
2050
Thích 0
2025.02.27
