“Giờ chẳng còn mấy bóng người. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
“Giờ chẳng còn mấy bóng người, mấy người quen quanh đây cũng dần biến mất. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
Chúng tôi gặp một chú mèo xám sọc (gọi tạm là anh Mèo G) đang lim dim ngồi trên đống giấy vụn ở tầng 1 của Nhà thờ Trung ương Hannam, quận Yongsan, Seoul. Nhà thờ này nằm trong khu vực tái phát triển Hannam số 3, nơi bắt đầu bị tháo dỡ từ ngày 26 tháng 4. Khu này đã bắt đầu tiến trình di dời từ tháng 10 năm ngoái, và hiện tại chỉ còn khoảng 50 cư dân cùng hơn 300 chú mèo hoang (theo ước tính của các tình nguyện viên chăm sóc mèo) đang nán lại.

“Trước đây mình ăn no nê ở đây cơ,”
Anh G vừa tắm nắng vừa thủng thẳng kể.
“Thế rồi không hiểu sao, mấy cái chỗ ăn dạo này cứ xa dần. Giờ muốn ăn thì phải lặn lội ra mãi phía sau khu Noblesse Hill đấy!”

Khu mà anh G nói đến chính là rìa ngoài của Hannam số 3. Vì quá căng thẳng khi phải rời xa “vùng quen thuộc”, nên ban đầu anh G chẳng buồn đi ra chỗ mới. “
Nghe bảo từ ngày 10 sắp tới sẽ dựng rào chắn quanh khu và bắt đầu phá dỡ từng tòa nhà. Họ sợ bọn mình bị thương nên đã cố dời phạm vi sinh sống của mình ra ngoài rào. Người cho ăn hôm trước có nói vậy đấy. Thiệt là… rắc rối quá đi mất.”

Ở gần trạm xe buýt, một chú mèo khác có bộ lông giống bò sữa (gọi là anh Mèo N) đang ăn tối sớm, bèn góp chuyện:
“Chỗ này trước có nhiều anh em sống lắm. Nhưng dạo gần đây, mấy người cho ăn cứ bế tụi nhỏ đi đâu mất. Nghe nói là đem đi tạm nuôi hoặc cho nhận nuôi gì đó…”
Trước tình hình đó, từ mùa hè năm ngoái, các tình nguyện viên chăm sóc mèo hoang, cùng chính quyền Seoul, quận Yongsan và ban tái phát triển khu Hannam 3 đã cùng nhau bàn bạc để tìm giải pháp “di cư” cho mèo.

Kế hoạch là đến ngày 10 này, khi rào chắn được dựng lên, sẽ xây dựng 20 lối đi sinh thái dành riêng cho mèo. Thực tế, việc bảo vệ động vật trong các khu vực tái phát triển chỉ có thể thực hiện nếu có sự phối hợp của cả ban tái phát triển, chính quyền địa phương và nhà thầu. Tuy nhiên, hiếm khi tất cả các bên cùng tham gia, bởi hiện vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Tính đến nay, chỉ có thành phố Seoul và quận Haeundae (Busan) là ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể để bảo vệ động vật trong khu vực tái thiết.
“Dù sao thì, so với mấy nơi khác, chỗ mình vẫn còn may chán,”
anh Mèo N vừa rửa mặt vừa nói.
“Nghe bảo trước khi phá nhà, họ dùng máy xúc đập đất nhẹ nhẹ để cảnh báo cho tụi mình chạy ra. Nhưng mà, bọn mình cứ nghe tiếng lớn lại chạy ngược vào trong cơ… Thật khó xử quá chừng. Dù gì thì… có chút quan tâm như vậy cũng quý rồi, còn đòi hỏi gì nữa, meo~.”

Bình luận 0

Tin tức
Tội phạm tình dục kỹ thuật số lan rộng tại Hàn Quốc, hơn 230 nạn nhân, gần 160 trẻ vị thành niên: “The Vigilantes” vượt xa vụ án" Phòng chat thứ N"

Người đàn ông 40 tuổi ra quyết định cực đoan tại đập Yeongju và lá thư tuyệt mệnh trong xe

Chính phủ Hàn Quốc đối mặt với khủng hoảng giáo dục y khoa khi sinh viên y tiếp tục từ chối trở lại lớp học, bất chấp việc hủy bỏ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Lee Jae-myung giành 88,15% tại vòng sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ – dẫn đầu áp đảo trước Kim Dong-yeon và Kim Kyung-soo

Cuộc thi Nói Tiếng Hàn Nhận Đơn Từ Mọi Miền Trên Thế Giới

Sân bay Incheon đạt mức kỷ lục quý về số lượng hành khách quốc tế

Bản đồ tuyến tàu điện ngầm của Seoul được thiết kế lại lần đầu tiên trong 40 năm

Quán cà phê mới của Lee Dong-gun ở Jeju thu hút đông đảo khách – nhưng cũng gây phiền lòng cho hàng xóm

ARS đang bóp méo thông tin tại Hàn như thế nào?

Giấc Mơ Gangnam Sụp Đổ: Khi Tỷ Phú Thế Giới Cũng Bán Tháo Bất Động Sản

Gói ngân sách 10 ngàn tỷ Won có cứu nổi Hàn Quốc?

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": 8 năm mất tích - Án mạng hay âm mưu hoàn hảo?

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Cái chết bí ẩn của nam ca sĩ Kim Sung-Jae và 28 mũi tiêm ma quái

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ giả mạo.

Chuỗi án mạng "12 Mảnh Ngọc Ruby": Kẻ lạ mặt sống trong gác mái.
