“Giờ chẳng còn mấy bóng người. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
“Giờ chẳng còn mấy bóng người, mấy người quen quanh đây cũng dần biến mất. À mà này, bạn có chút đồ ăn vặt cho mèo không?”
Chúng tôi gặp một chú mèo xám sọc (gọi tạm là anh Mèo G) đang lim dim ngồi trên đống giấy vụn ở tầng 1 của Nhà thờ Trung ương Hannam, quận Yongsan, Seoul. Nhà thờ này nằm trong khu vực tái phát triển Hannam số 3, nơi bắt đầu bị tháo dỡ từ ngày 26 tháng 4. Khu này đã bắt đầu tiến trình di dời từ tháng 10 năm ngoái, và hiện tại chỉ còn khoảng 50 cư dân cùng hơn 300 chú mèo hoang (theo ước tính của các tình nguyện viên chăm sóc mèo) đang nán lại.

“Trước đây mình ăn no nê ở đây cơ,”
Anh G vừa tắm nắng vừa thủng thẳng kể.
“Thế rồi không hiểu sao, mấy cái chỗ ăn dạo này cứ xa dần. Giờ muốn ăn thì phải lặn lội ra mãi phía sau khu Noblesse Hill đấy!”

Khu mà anh G nói đến chính là rìa ngoài của Hannam số 3. Vì quá căng thẳng khi phải rời xa “vùng quen thuộc”, nên ban đầu anh G chẳng buồn đi ra chỗ mới. “
Nghe bảo từ ngày 10 sắp tới sẽ dựng rào chắn quanh khu và bắt đầu phá dỡ từng tòa nhà. Họ sợ bọn mình bị thương nên đã cố dời phạm vi sinh sống của mình ra ngoài rào. Người cho ăn hôm trước có nói vậy đấy. Thiệt là… rắc rối quá đi mất.”

Ở gần trạm xe buýt, một chú mèo khác có bộ lông giống bò sữa (gọi là anh Mèo N) đang ăn tối sớm, bèn góp chuyện:
“Chỗ này trước có nhiều anh em sống lắm. Nhưng dạo gần đây, mấy người cho ăn cứ bế tụi nhỏ đi đâu mất. Nghe nói là đem đi tạm nuôi hoặc cho nhận nuôi gì đó…”
Trước tình hình đó, từ mùa hè năm ngoái, các tình nguyện viên chăm sóc mèo hoang, cùng chính quyền Seoul, quận Yongsan và ban tái phát triển khu Hannam 3 đã cùng nhau bàn bạc để tìm giải pháp “di cư” cho mèo.

Kế hoạch là đến ngày 10 này, khi rào chắn được dựng lên, sẽ xây dựng 20 lối đi sinh thái dành riêng cho mèo. Thực tế, việc bảo vệ động vật trong các khu vực tái phát triển chỉ có thể thực hiện nếu có sự phối hợp của cả ban tái phát triển, chính quyền địa phương và nhà thầu. Tuy nhiên, hiếm khi tất cả các bên cùng tham gia, bởi hiện vẫn chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Tính đến nay, chỉ có thành phố Seoul và quận Haeundae (Busan) là ban hành quy định và hướng dẫn cụ thể để bảo vệ động vật trong khu vực tái thiết.
“Dù sao thì, so với mấy nơi khác, chỗ mình vẫn còn may chán,”
anh Mèo N vừa rửa mặt vừa nói.
“Nghe bảo trước khi phá nhà, họ dùng máy xúc đập đất nhẹ nhẹ để cảnh báo cho tụi mình chạy ra. Nhưng mà, bọn mình cứ nghe tiếng lớn lại chạy ngược vào trong cơ… Thật khó xử quá chừng. Dù gì thì… có chút quan tâm như vậy cũng quý rồi, còn đòi hỏi gì nữa, meo~.”

Bình luận 0

Tin tức
Loạt bài viết "Góc tối nơi Mặt Trời mọc": Thi thể nữ sinh và bí mật rùng rợn trong thùng rượu tại nhà máy Baekhwa

Từ chối phẫu thuật vì bệnh nhân nhiễm HIV: Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc kết luận "phân biệt đối xử trắng trợn"

Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc tuyên bố không tham dự lễ hội LGBTQ+, gây bùng nổ tranh cãi

Luật mới chống khủng bố cá nhân vừa áp dụng, cảnh sát Hàn Quốc rối loạn phân quyền

GDP bình quân đầu người Hàn Quốc lao dốc, nguy cơ bị Đài Loan vượt mặt ngay năm sau!

Nguời nước ngoài dùng thẻ check (debit) tại Hàn Quốc tăng mạnh: Việt Nam lên hạng 2

Người dùng SKT giận dữ: "Mọi thứ đã mất rồi thì còn có ích gì nữa?" khủng hoảng thêm trầm trọng trong ngày đầu đổi sim miễn phí

SK Telecom tung Galaxy S25 giá 5 triệu để giữ khách khi phải đối mặt với làn sóng rời mạng sau sự cố hack thẻ SIM

Cháy rừng dữ dội tại Daegu, giao thông tê liệt, hàng nghìn người sơ tán

Con trai và con dâu nghị sĩ Lee Cheol-kyu bị nghi dùng chất cấm, hồ sơ bàn giao cho đơn vị điều tra trọng án

Chiêu lừa đảo mới khiến hàng nghìn người mất trắng!

Loạt bài viết "Góc tối nơi Mặt Trời mọc": Cậu Bé 14 Tuổi Với Tội Ác Lạnh Lùng Và Hệ Lụy Tâm Lý

Triển lãm thu hút bạn bởi vẻ đẹp nổi bật và khiến bạn phải suy ngẫm về biến đổi khí hậu.

100,000 ngọn đèn đón chào lễ Phật Đản

Loạt bài viết "Góc tối nơi Mặt Trời mọc": Koh Yu-jeong - người vợ quỷ dữ và cái đầu mất tích
