Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!
1
Ocap
2024.07.05
Thích 0
Lượt xem194
Bình luận 1
Thời gian gần đây, có 2 quyển sách khiến mình vô cùng xúc động và bị cuốn hút mạnh mẽ là :
Đầu tiên là cuốn Before the Coffee gets cold ( mình tạm dịch : “Trước khi tác cà phê nguội”) của tác giả Toshikazu Kawaguchi.
Và cuốn Tokyo Ueno Station (mình tạm dịch : “Ga Ueno ở Tokyo") của tác giả Yu Miri mà mình đang đọc bây giờ.
Before the Coffee gets cold thì mình đã đọc xong trước ngày hôm nay cỡ vài tháng, do lúc đó quá bận nên không kịp ghi lại gì cả để đánh gia hay khen. Giờ muốn viết gì về cuốn sách này cũng không dễ, vì nghĩ đến nội dung thôi đã khiến mình nhòe mắt và cay mũi, nên hẹn một ngày nào đó viết sau vậy.
Tokyo Ueno Station thì mới bắt đầu đọc vào giờ nghỉ trưa hôm nay…
Đọc được đến trang 40 thôi, nhưng mình đã xúc động rơi nước mắt đến 2 lần…
Lúc chọn Tokyo Ueno Station, nhìn tựa đề mình cũng không quá kì vọng vì có cảm giác “cuộc sống đô thị hiện đại” như là cuốn Convenience Store Woman, một tiểu thuyết cũng được đánh giá khá cao, nhưng lại không hợp gu với mình, phải ráng lắm mới đọc hết được.
Nhưng khi đọc từng trang, từng trang thì ra không phải vậy… Mình không chắc phần sau thế nào, nhưng ít ra đến trang 40 thì không phải vậy.
Nhân vật chính của truyện là một người đàn ông lớn tuổi vô gia cư tại khu vực công viên gần ga Ueno.
Nội dung truyện là những tình tiết đan xen giữa quá khứ của ông từ khi là một cậu bé đến thanh niên trẻ ờ vùng quê rất nghèo khó và cuộc sống vô gia cư hiện tại tại thủ đô Tokyo.
Mình mới đọc có 40 trang thôi, nhưng cảm nhận cá nhân là sao buồn và nhiều mất mát quá!
Nhân vật chính thuộc thế hệ thế chiến thứ 2, ông 12 tuổi khi thế chiến kết thúc, nên quá trình trưởng thành của ông chỉ toàn những khó khăn, thiếu thốn, nghèo và mất mát…
Tác giả Yu Miri có khả năng khiến mình như du hành thời gian qua cuộc đời nhân vật chính trong vòng có vài chục trang, nhưng không hề có cảm giác dồn ép thông tin và dữ kiện, nó cứ từ từ từng chi tiết nhỏ nhưng khiến người đọc như mình buồn và từ từ cảm thấy cay cay mắt.
Chỉ sau vài trang sách, đã có những câu văn như sau (mình tạm dịch sang tiếng Việt) :
“… Mỗi năm vào giữa tháng 4, rất nhiều người lũ lượt đến khu vực này ngắm hoa đào, và họ mang theo đồ ăn thức uống để ăn uống dưới cây anh đào.
Nên cứ đến mùa hoa anh đào nở rộ là chúng tôi không cần đi kiếm thức ăn.
Chúng tôi ăn uống đồ thừa của mọi người để lại…”
“Hôm này là thứ hai, sở thú đóng cửa.
Tôi chưa từng dắt con mình đi sở thú…chưa từng đưa con đi công viên giải trí, đi biển, đi leo núi. Tôi chưa từng đi dự khai giải, tốt nghiệp của con… Dù chỉ một lần…”
“…mưa, mưa, mưa, mưa.
Trời đã mưa trong ngày đứa con trai duy nhất của tôi mất…”
“…Khi người thu tiền đến nhà tôi đòi tiền.
Mọi người trong nhà sai đứa em út trong nhà nhỏ nhất ra đối phó, giả bộ nói là cả nhà đi vắng hết rồi, nhưng người thu tiền không tin.
‘Nhóc, đừng có xạo. Người nhà mày đâu rồi? Khi nào về nhà?
Em trai tôi vừa vừa chảy nước mũi dàn dụa vừa nói : Mọi người nói là hông biết khi nào về nữa’
‘Mày có chắc là mẹ mày không có nhà thiệt hông? Tao chỉ muốn nói chuyện với mẹ mày chút!’
Đến lúc này thì em trai tôi òa khóc : ‘Mẹ con đi Haramachi rồi, không có nhà thiệt mà!’
‘ Ờ mày không nói phải không! Nhắn người nhà mày là tao sẽ quay lại!’
Tôi mừng húm khi thấy người đòi nợ bỏ đi, nhưng cùng lúc đó nghèo đúng là một cái tội. Nhưng còn có cái tội nào nặng hơn cái tội ép một đứa bé nhỏ phải nói dối…”
“Người dân cả nước reo mừng khi con trai Hoàng tử chào đời, giọng mọi người vỡ òa sung sướng trong nước mắt chúc mừng cho Hoàng tử nhỏ…
Tôi là người duy nhất khóc trong lúc đó vì nhận ra không đủ tiền trả cho người hộ sinh, và cũng không còn thời gian để đi mượn ai đó nữa rồi…"
(*giải thích : Vợ nhân vật chính trang trải qua một ca sinh khó và nguy hiểm, cần phải thuê người hộ sinh. Con trai nhât chính sinh cùng ngày cùng tháng với con trai Hoàng tử )
…
Mình đọc đến đây thì gấp lại sách…
Mở máy tính lên, viết lại những dòng này… vì quá xúc động
Cách đây gần 20 năm, mình từng sống ở Nhật khi học đại học, và từng đứng quan sát và tò mò những người vô gia cư xếp và dựng những thùng giấy hết sức điệu nghệ để làm thành một không gian nhỏ vừa đủ để họ ngủ qua đêm tại khu vực xung qua khu Namba của Osaka. Và lúc đó, tự hỏi sao họ lại chọn cuộc sống như vậy tại một quốc gia gần như hoàn hảo như thế này?...
Và một thời gian rất dài sau khi đã sống tại Hàn Quốc, mình được coi một bộ phim tài liệu về những người vô gia cư sống tại khu vực Jong-ro trung tâm thành phố Seoul.
Nếu hồi nhỏ, mình nhìn những người ăn xin hay vô gia cư bằng sự tò mò, xen lẫn sợ sợ, ghê ghê… thì giờ đã khác khá nhiều…
Nhất là sau khi coi bộ phim tài liệu mình có nói ở trên, thì đa số những người vô gia cư đều có những câu chuyện phía sau họ, đa phần là rất buồn và đau lòng.
Trong cuộc sống này, mình vẫn tin đa phần mọi người đều không muốn có một cuộc sống như vậy, ai cũng muốn sống đầy đủ, thoải mái và tốt. Nhưng vì một lí do nào đó, họ mới chọn cuộc sống như vậy. (đây là quan điểm hoàn toàn cá nhân thôi nha!)
Bên Hàn này và cũng như bên Nhật, mọi người có thể dễ dàng nhận ra, họ làm đến khi về già 70,80, 90 là bình thường.
Những người vô gia cư cũng đa phần là lớn tuổi (60~70)
Vô quán ăn, đa phần các bạn sẽ thấy người phục vụ rất nhiều người già.
Hồi mình mới sống bên Hàn, mình khá ngạc nhiên khi mỗi lần thức dậy sớm, thấy các bà lão rất là lớn tuổi, yếu ớt đi nhặt từng cái thùng giấy, xếp lại và mang đi…
Mình ngạc nhiên là bởi vì phúc lợi của Hàn Quốc dành cho người già và người khó khăn là khá tốt, có thể không sống dư giả, thoải mái vung tay mua gì thì mua, nhưng chính phủ luôn đảm bảo mọi người đủ ăn và có những nhu cầu cơ bản nhất.
Nhưng khi tìm hiểu kỹ, tất cả đều có những lý do để họ chọn sống như vậy, dù chính phủ có trợ cấp và hỗ trợ.
Ví dụ, những cụ bà nhặt thùng giấy, theo vợ mình nói thì họ muốn tích cóp lại từ những tiền bán cái thùng giấy đó để làm quà cho con cháu.
Và cụ thể là cách đây vài năm, trong tòa nhà mà mẹ vợ mình kinh doanh thì mình từng thấy có một bà lão hơn 80 tuổi làm nhiệm vụ dọn vệ sinh cho cả tòa nhà. Mình hỏi về bà, thì mẹ vợ mình cho biết là bà lão sống trong 1 chung cư sát tòa nhà, thật ra không thiếu thốn gì, nhưng bà qua tòa nhà xin người quản lý cho làm dọn vệ sinh theo dạng bán thời gian vì bà yếu quá nên không đủ sức làm toàn thời gian.
Thật ra quản lý tòa nhà cũng không muốn nhận, vì công việc cũng cực mà bà thì lớn tuổi, nhưng sau khi biết nguyên nhân bà xin làm thì họ đồng ý thuê với chi phí hình như mình nhớ mang máng khoảng 200,000 won 1 tháng.
Và lý do để bà xin làm là để dành khoản tiền đó lại như là một khoản dành dụm cho cháu của mình sau này.
Và một thời gian sau, mình cũng không nhớ cụ thể là khi nào… mình nhận được tin là bà đã qua đời!
Không biết cháu của bà khi nhận được khoản tiền đó có biết được rằng bà của mình đã kiếm và dành dụm nó như thế nào không?
…
Và hôm nay, khi đọc được những nội dung của Tokyo Ueno Station, những trải nghiệm, sự kiện, suy nghĩ… của ngày xưa chạy về trong tâm trí mình, có cái mình đã quên hẳn, có cái nhớ chút chút!
Và một sự thú vị nữa là tác giả Yu Miri là một người Nhật gốc Hàn, mà bên Nhật hay gọi là Zanichi, những người có gốc gác Hàn Quốc nhưng gia đình sống lâu đời tại Nhật Bản. Cô sinh tại Nhật, nhưng có ba và mẹ đều là người Hàn. Những nền tảng (background) Zainichi, vốn hay bị phân biệt đối xử có vẻ đã thể hiện phần nào trong những dòng văn của cô. Nên khi mình mới đọc Tokyo Ueno Station, mình hoàn toàn không biết Yu Miri là Zainichi, nhưng thấy nội dung sao mà hay và có cái gì quen quen quá, thế là mình lên Goodreads tìm kiếm và đọc về Yu Miri.
Nội dung đã khá dài, mình xin dừng ở đây…
Nếu mọi người có thời gian hay muốn đọc thử 1 cuốn sách thú vị trong năm 2024 này, mình đề cử Tokyo Ueno Station nha! Rất là hay! Đặc biệt những bạn nào từng sống tại Nhật hoặc thích văn chương Nhật thì cuốn này là quá hoàn hảo luôn!!!!
Tám chuyện
Cái nghèo đáng sợ như thế nào? (Góc nhìn trẻ thơ)...
1
Ocap
Lượt xem
445
Bình luận 2
Thích 1
2024.07.09
Cảm thấy biết ơn vì mình đang có một công việc
1
Ocap
Lượt xem
181
Bình luận 2
Thích 0
2024.07.09
Chia sẻ sách hay : "Tokyo Ueno Station " và suy nghĩ về những phận người "chọn" cuộc sống gian nan!
1
Ocap
Lượt xem
194
Bình luận 1
Thích 0
2024.07.05
20 Nghịch lý luôn “thuận lý” trong cuộc sống
1
Ocap
Lượt xem
247
Thích 0
2024.07.02
Thực chất "tư duy" là gì? Vì sao nó quyết định cuộc đời bạn?
1
Ocap
Lượt xem
216
Thích 0
2024.06.30
Inside Out 2: Cảm xúc cũng trưởng thành và mắc sai lầm nhưng không sao cả !!!
1
Ocap
Lượt xem
354
Thích 0
2024.06.25
Có members nào của Kim Chi Nha tham dự đợt phỏng vấn này không vậy?
1
Ocap
Lượt xem
165
Bình luận 1
Thích 1
2024.06.19
Mệt mỏi với đủ kiểu lời khuyên: Nên chọn nghe gì?
1
Ocap
Lượt xem
292
Bình luận 1
Thích 1
2024.06.12
Vì sao ta thấy nhẹ lòng hơn khi “giải tỏa” vấn đề trên mạng xã hội?
1
Ocap
Lượt xem
263
Bình luận 1
Thích 0
2024.06.12
6 sự thật về nghề đạo diễn
1
Ocap
Lượt xem
149
Thích 0
2024.06.04
Chọn bạn mà chơi, chọn quán cà phê mà làm việc: Xu hướng “cà phê work” và giải pháp cho áp lực chốn văn phòng của Gen Z
1
Ocap
Lượt xem
402
Thích 0
2024.05.29
Bỏ mạng xã hội một tháng, đây là những điều mình khám phá được.
1
Ocap
Lượt xem
163
Thích 0
2024.05.27
Lý do tìm một công việc mới....
1
Ocap
Lượt xem
159
Thích 0
2024.05.27
Cảm động quá!
1
Ocap
Lượt xem
218
Thích 0
2024.05.23
Nhân sự trong bộ phận nghỉ việc, bạn phản ứng thế nào?
1
Ocap
Lượt xem
133
Bình luận 1
Thích 1
2024.05.22
Bình luận